Hơn 100.000 cử nhân thất nghiệp và sự lãng phí tiền bạc, tuổi trẻ
Hai năm trước, Phạm Sáng (27 tuổi) từng mở quán cà phê ngay tại quê nhà Hà Tĩnh. Duy trì quán được một năm, Sáng đóng cửa để “Nam tiến”.
“Một năm đó, tôi không chỉ chịu áp lực từ công việc kinh doanh mà còn phải đối mặt sự ngờ vực từ mọi người xung quanh. Thậm chí, tôi nghe mọi người đồn mình lô đề, nợ nần nên không tốt nghiệp nổi đại học và phải trốn nợ về quê”, anh chàng 27 tuổi kể.
Thực tế, Sáng có bằng kỹ sư ngành Công nghệ chế tạo máy. Nhưng trong hơn 4 năm qua, anh chưa từng trúng tuyển vào vị trí nào liên quan ngành học của mình.
Cử nhân đại học thất nghiệp
Phạm Sáng chỉ là một trong số hơn 100.000 cử nhân đại học thất nghiệp. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên.
Quý một năm 2019, hơn 120.000 người có trình độ từ đại học trở lên không tìm được việc làm. Ảnh: Duy Hiệu.
Trong khi đó, quý một năm 2018, con số này lên đến 142.300 người. Thực tế, vài năm trở lại đây, số lượng người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp ngày càng giảm, nhưng mức giảm không đáng kể. Đây vẫn là nhóm trình độ có số lượng người không tìm được việc làm cao nhất.
Điều đó cũng có nghĩa hàng năm, hơn 100.000 tấm bằng đại học "bỏ không". Số lượng cử nhân, kỹ sư lãng phí 4 năm cùng số lượng lớn tiền bạc nhưng không thể áp dụng kiến thức học được vào thực tế.
PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - từng nhận định tình trạng cử nhân thất nghiệp là sự lãng phí về thời gian và tuổi trẻ.
Thực tế ngày nay, hàng chục nghìn cử nhân không kiếm được việc làm, trong khi hàng chục nghìn người tốt nghiệp trường nghề, có công việc ổn định, mức lương khá. Nhưng ở nhiều địa phương, người dân vẫn còn tâm lý thích học đại học, không cần biết xin được việc hay không.
Tâm lý đó dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” diễn ra cả chục năm nay. Chưa kể đến, không ít người tốt nghiệp đại học nhưng trình độ chưa đạt mức “thầy”, không đáp ứng được công việc lao động tri thức.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng cử nhân thất nghiệp là sự lãng phí về thời gian và tuổi trẻ. Ảnh: Q.Q.
"Nếu được chọn lại"
Trong khi hàng trăm nghìn học sinh vẫn muốn vào đại học, nhiều trường vẫn tuyển sinh kiểu bất chấp, sẵn sàng hạ điểm chuẩn để vớt đủ người học. Nếu việc mở đầu vào này đi kèm siết đầu ra, các chuyên gia đã không lo lắng đến thế.
Gần nhất, trong đợt tuyển sinh năm 2019, thông tin các trường đặt điểm sàn 12 và sau này lấy điểm chuẩn 13-14, không ít chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi “trường tuyển cả thí sinh dưới trung bình thì dạy kiểu gì?”.
Một số người tin tưởng quá trình đào tạo ở đại học sẽ giúp những sinh viên vào trường với điểm dưới trung bình sẽ tiến bộ và đủ năng lực làm việc. Nhưng thực tế nhiều năm cho thấy hàng loạt người cầm bằng đại học nhưng trình độ không tương đương vì đầu ra được “mở” để phần lớn người học “vào được ra được”.
Học sinh THPT cần cân nhắc lựa chọn con đường phù hợp, tránh vào đại học bằng mọi giá. Ảnh: Việt Hùng.
Ở những trường siết đầu ra, chú trọng sàng lọc, số lượng sinh viên bị đuổi lên đến hàng trăm người. Năm học 2016-2017, dư luận từng sốc trước thông tin hàng nghìn sinh viên ở Sài Gòn bị buộc thôi học. Đây cũng là lãng phí không hề nhỏ. Chưa kể đến, việc “đứt gánh giữa đường” này dễ khiến sinh viên rơi vào bế tắc, chán nản, không biết đối mặt gia đình và tương lai ra sao.
Vũ Hòa (24 tuổi) là một trường hợp như thế. Học đến năm thứ ba tại một trường đại học ở Hà Nội, Hòa phải thôi học vì nợ môn nhiều và không thể theo kịp. Một năm tiếp đó, cậu không dám về nhà, vẫn lừa bố mẹ mình đang học bình thường và dùng tiền gửi từ quê ra để sống tạm bợ ở thủ đô. Chàng trai 21 tuổi thậm chí không thèm bước chân ra khỏi phòng trọ để tìm công việc.
Đến khi bạn bè lần lượt ra trường, Hòa không thể giấu nổi mới thú nhận với gia đình. Bố mẹ thất vọng, trách mắng một thời gian rồi cũng phải bỏ qua và khuyên con làm lại từ đầu.
Hiện tại, Hòa làm công nhân cho một công ty ở Bắc Ninh, đã lập gia đình. Hơn hai năm học đại học gần như không để lại giá trị gì.
Cũng là một người lãng phí thời gian học đại học, Phạm Sáng nhiều khi chỉ ước có cơ hội chọn lại. Anh chắc chắn bỏ qua nguyện vọng của bố mẹ, tìm học ngành liên quan cà phê để mở quán như nguyện vọng mấy năm nay.
Hoàng Bách - Zing News.
Bài viết khác
Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 65
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Ngành nào đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng?
Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 1660
Đại dịch Covid-19 ập đến đã để lại cho ngành khách sạn sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, cả về chất lượng lẫn số lượng.
Xem thêm [+]Người HƯỚNG NỘI có thể làm 5 ngành nghề sau: Mức thu nhập khá ổn, thích nhất là được làm một mình
Ngày đăng: 23/08/2022 - Lượt xem: 2181
Hướng nội là một cụm từ nói về khuynh hướng sống của con người. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Người hướng nội thường hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ hình thức bên ngoài. Trong giao tiếp, họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói...
Xem thêm [+]6 nghề lương cao không cần bằng cấp, vị trí thứ 3 đủ sức mua nhà sắm xe
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 6814
Nếu bạn đang muốn tìm một công việc thời gian học nghề ngắn, chi phí học thấp. Đặc biệt, sau khi ra trường tìm được việc làm ngay với mức lương ổn định, hãy tham khảo những ngành nghề dưới đây nhé!
Xem thêm [+]5 ngành nghe tên sang chảnh, điểm đầu vào cao vót nhưng khó xin việc ra trường dễ thất nghiệp
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 1376
Nếu bạn đang băn khoăn tìm một công ngành nghề phù hợp ra trường dễ xin việc thì nên tham khảo những ngành khó xin việc dưới đây.
Xem thêm [+]Thể dục Thể thao học gì? Ra trường làm gì?
Ngày đăng: 10/12/2021 - Lượt xem: 9671
Lĩnh vực thể thao ngoài các vận động viên chuyên nghiệp còn cung cấp một loạt những lựa chọn nghề nghiệp, cho phép những ai yêu thể thao có thể tìm kiếm công việc ưa thích. Trong khi công việc huấn luyện và đào tạo về chuyên môn yêu cầu các ứng cử viên tham gia tích cực trong việc đào tạo thể chất và kiến thức chuyên môn, các công việc như một...
Xem thêm [+]Gen Z và văn hóa đi làm “thích thì nghỉ”: “cái tôi” cao, sớm bỏ cuộc, hay vì ngoài kia nhiều cơ hội?
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 5974
Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé
Xem thêm [+]Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 1139
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Hội thảo trực tuyến: Đọc vị Xu hướng việc làm – Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2022 thu hút được nhiều chú ý từ Phụ huynh Gen Z
Ngày đăng: 15/11/2021 - Lượt xem: 1001
Chọn nghề thế nào để phù hợp với tính cách, đam mê? Chọn nghề thế nào để đáp ứng được xu hướng việc làm của xã hội tương lai? Cần chuẩn bị những gì để Gen Z có kỳ tuyển sinh 2022 suôn sẻ nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những băn khoăn này, Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công