Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Tiếp cận với thế giới
Năng lực đào tạo thông qua kiểm định là thước đo quan trọng nhất để mỗi trường đại học khẳng định vị thế trong hội nhập và đổi mới. Ảnh: INT
Chất lượng là mục tiêu sống còn
Ở Việt Nam, sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đại học (ĐH) đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu. KĐCLGD đã giúp cơ sở GD hướng tới đạt được những chuẩn mực chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội; giúp các nhà quản lý nhìn nhận toàn bộ hoạt động của cơ sở GD một cách có hệ thống, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Kết quả KĐCLGD được công khai giúp cơ sở GD giải trình với xã hội, với các bên liên quan; giúp người học, phụ huynh lựa chọn được cơ sở GD phù hợp để theo học và là một trong những điều kiện để thực hiện tự chủ GDĐH theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
Ông Lê Mỹ Phong - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Để tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo đảm và KĐCLGD được triển khai một cách ổn định và bền vững, trong những năm qua, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về lĩnh vực này từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế. Hệ thống bảo đảm và KĐCLGD ĐH ở Việt Nam dù mới được hình thành nhưng đã từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng.
Việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong đã được các cơ sở GDĐH quan tâm thực hiện. Tới nay, các cơ sở GDĐH đều thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng GD. Nhận thức về chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở GDĐH coi chất lượng là mục tiêu sống còn của nhà trường.
Đối với bảo đảm chất lượng bên ngoài, cho đến nay, cả nước có 5 tổ chức KĐCLGD được thành lập và cấp phép hoạt động. Trong đó, 4 tổ chức KĐCLGD do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập và 1 tổ chức KĐCLGD do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phép thành lập.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động KĐCLGD được quan tâm. Cả nước có 3 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo kiểm định viên (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và ĐH Đà Nẵng). Từ tháng 3/2014 đến nay, các cơ sở này đã đào tạo được 48 khóa, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cho 1.436 người. Cục Khảo thí và KĐCLGD (nay là Cục Quản lý chất lượng) đã tổ chức tuyển chọn, cấp thẻ cho 346 kiểm định viên; trong đó có 9 người được đặc cách và 337 người đạt yêu cầu qua các kỳ tuyển chọn.
Chất lượng đào tạo là yêu cầu sống còn trong quá trình tự chủ ĐH
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Việc kiểm tra, giám sát, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được quan tâm. Khẳng định điều này, ông Lê Mỹ Phong cho biết, Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh; xây dựng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH để các trường kê khai thông tin về các điều kiện bảo đảm chất lượng; yêu cầu các cơ sở GD công khai điều kiện bảo đảm chất lượng trong đề án tuyển sinh trước mùa tuyển sinh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Cũng năm 2019, Ủy ban Văn hóa, GD, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chọn “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm và KĐCLGD ĐH” là một trong 2 chuyên đề để khảo sát trong năm; Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức thanh tra theo kế hoạch đối với Trung tâm KĐCLGD – Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam và Trung tâm KĐCLGD – ĐH Đà Nẵng. Việc thanh tra này nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực KĐCLGD, không phải là thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm.
Về cơ bản, các cơ sở GDĐH ngày càng chú trọng tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, quản lý tổ chức đào tạo ngày càng hiệu quả, việc quản lý nhà trường được tin học hóa và có nhiều mô hình tốt trong quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được lan tỏa.
Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ GD&ĐT đều đưa vào chương trình công tác nội dung kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm chất lượng và KĐCLGD; chỉ đạo kiểm tra, thanh tra đột xuất về công tác này (khi có dấu hiệu vi phạm quy định của cơ sở GD qua phân tích dữ liệu; qua thông tin phản ánh trên phương tiện truyền thông và đơn thư của tổ chức, cá nhân). Năm 2018, Bộ GD&ĐT tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng của 23 trường ĐH, đồng thời kết hợp kiểm tra hồ sơ KĐCLGD của 9 cơ sở GD đã được đánh giá ngoài. Năm 2019, Bộ GD&ĐT tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng của 15 trường ĐH.
Chuyển trọng tâm sang đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo
Đề xuất phương hướng hoạt động trong thời gian tới, ông Lê Mỹ Phong cho biết: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản để có đủ hành lang pháp lý cho việc triển khai công tác KĐCLGD theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế, đáp ứng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống KĐCLGD ĐH cho giai đoạn sau 2020 theo hướng bảo đảm các nguyên tắc của KĐCLGD. Trong đó, tổ chức KĐCLGD độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý Nhà nước và với cơ sở GDĐH; chuyển trọng tâm sang đánh giá, kiểm định các chương trình đào tạo.
Cùng với đó, tiếp tục phát triển hệ thống KĐCLGD: Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo đảm và KĐCLGD; các tổ chức KĐCLGD; các đơn vị chuyên trách làm công tác bảo đảm chất lượng của các cơ sở GD; đội ngũ đánh giá viên, kiểm định viên. Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo đảm và KĐCLGD đối với cơ sở GDĐH, trường CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm.
"Cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm và KĐCLGD. Khuyến khích các tổ chức KĐCLGD và các cơ sở GD trong nước tham gia các mạng lưới bảo đảm chất lượng quốc tế và khu vực ASEAN. Khuyến khích các cơ sở GD đăng ký đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo với các tổ chức đánh giá và KĐCLGD nước ngoài có uy tín, được Bộ GD&ĐT công nhận." - Ông Lê Mỹ Phong nói.
Hiếu Nguyễn - Giáo dục và Thời đại.
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 46
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công