Làm gì khi chọn sai ngành nghề?
Làm gì khi chọn sai ngành nghề? Đây là câu hỏi đấy không mới, không lạ, và cũng không dễ trả lời đối với rất nhiều người, nhất là đối với những bạn sinh viên. 4 năm theo học trên giảng đường mục đích cũng chỉ là tìm được công việc tốt sau khi ra trường. Nhưng khi ra trường, đi làm lại thấy mình chọn sai nghề thì phải làm sao?
Chọn sai ngành nghề là chuyện bình thường
Hãy tưởng tượng lúc bạn phát hiện ra mình chọn sai ngành nghề cũng giống như khi bạn lái xe trên đường cao tốc và phát hiện mình đi nhầm đường. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ quay đầu ngay lập tức à? Không phải lúc nào cũng có thể làm như thế, bạn sẽ gặp phải nhiều rắc rối hơn trước khi bạn kịp tìm ra được đúng con đường mình phải đi.
Khi bạn đang học những năm cuối, gần tốt nghiệp rồi mà phát hiện ra mình đã chọn sai ngành học, bạn bỏ học lập tức, để “thà là bỏ đi hết, ta làm lại từ đầu”, chọn lại được đúng ngành hay không. Chưa biết kết quả như thế nào, nhưng chắc chắn bạn đã lãng phí thời gian, công sức học tập của bản thân. Mọi sự hoảng loạn đều dẫn đến thảm họa, và tình huống này cũng vậy.
Đừng ngạc nhiên vì chuyện chọn sai ngành nghề. Bạn chọn sai ngành nghề vì truyền thống áp đặt của cha mẹ với con cái, hay những chương trình tư vấn định hướng nghề nghiệp ở nước ta còn chưa hiệu quả, nên chuyện chọn sai ngành nghề là điều rất phổ biến. Hãy chắc chắn không chỉ một mình bạn gặp phải vấn đề này, mà còn có rất nhiều những bạn sinh viên khác cũng đang có chung hoàn cảnh như bạn, thế nên bạn hãy cứ bình tĩnh.
Tự hỏi “thế nào là chọn sai ngành nghề”
Một ngày đẹp trời, bạn thức dậy cảm thấy mình chẳng muốn đến giảng đường hay chẳng muốn để chỗ làm, một cảm giác trống rỗng và muốn buôi xuôi tất cả… Đó có phải triệu chứng của việc chọn sai ngành nghề? Cũng chưa hẳn, công việc nào dù là lao động chân tay hay CEO của một công ty lớn thì bạn cũng phải đều trải qua những giây phút khó khăn trong công việc.
Tất cả chỉ là thử thách, và cuộc sống rất ít chỗ cho sự hoàn hảo. Giả sử, bạn tìm được một công việc mà công việc đó lại không phải ngành bạn được học nhưng bạn lại thành công trong lĩnh vực đó, thu nhập của bạn cao chót vót… thế nên khi gặp phải những khó khăn trong công việc, bạn đừng vội kết luận là mình đã chọn sai ngành nghề.
Đừng quá đề cao đam mê hãy đề cao tính sẵn sàng thích ứng
Vượt qua chuyện “sai ngành nghề” là một bài test để bạn vượt qua ngịch cảnh, chỉ khi bạn chiến thắng nghịch cảnh, bạn mới là người thành công và trở nên khác biệt với số đông. Chúng ta hay nói chuyện với nhau “Hãy theo đuổi đam mê”, tuy nhiên không phải cái gì cứ làm theo “đam mê” cũng là luôn đúng. Bạn không nên “theo đuổi đam mê bằng mọi giá” mà bạn hãy đề cao sự thích ứng, đón nhận cơ hội công việc theo xu hướng phát triển của xã hội. Chỉ như thế bạn mới dễ dàng có được thành công.
Thế nên, khi lựa chọn một công việc, một sự nghiệp cho đời mình, hãy đừng quá tham vọng phải theo đuổi bằng được 1 công việc lý tưởng mà hồi xưa bé ta vẫn thường mơ tới. Công việc tốt nhất là công việc hài hòa giữa năng lực của bản thân – giá trị kinh tế và cống hiến xã hội của nghề nghiệp và đam mê.
Đam mê là một bông hoa đẹp tuyệt vời, nhưng nó vẫn cần nước để sống. Bạn theo đuổi được công việc đam mê của mình, nhưng bạn lại không giỏi thứ đó, và nó không nuôi sống được bạn, làm vợ bạn thiếu, con bạn khóc, bạn có còn hạnh phúc trọn vẹn mà theo đuổi thứ đam mê ấy không? Làm tốt một công việc ngay cả ta không thích nó là một thứ bản lĩnh của người đi làm buộc phải rèn luyện, miễn là không trái pháp luật và đạo đức, và đó là một biểu hiện đáng giá của sự chuyện nghiệp.
Nếu chúng ta không thể là người may mắn để có lựa chọn tốt nhất, hãy tự chọn cho mình lựa chọn ít xấu nhất. Và như thế, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn và nhận ra rằng: “Cuộc đời chúng ta sẽ là những chuỗi ngày học sai để đúng không ngừng nghỉ”. Thế nên, nếu có chọn “sai ngành nghề” thì bạn cũng bình tĩnh mà đón nhận.
Bài viết khác
Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 63
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 251
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 333
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 433
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 3806
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1829
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 5069
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1533
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1420
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công