Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.
Thanh Ngân chăm chút từng chi tiết nhỏ trong đơn xin việc - Ảnh: AN VI
Ngược lại, cũng có không ít bạn trẻ sớm tìm được chỗ làm ngay sau khi ra trường, thậm chí "đặt được chỗ" từ trước. Vì sao? Người trong cuộc và giới sử dụng lao động nói gì?
Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Ngân, vừa bước qua tuổi 23 ở TP.HCM và cũng vừa cầm được tấm bằng cử nhân loại giỏi ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing cách đây năm tháng.
Học ngành "đa zi năng" vẫn khó xin việc quá!
Ngày tốt nghiệp đại học cũng là ngày tôi xác định mình phải tự lập cả về cuộc sống lẫn tài chính. Trước đó, vào học kỳ cuối cùng tôi đã bắt đầu rải CV (đơn xin việc) nhiều công ty, truyền thông có, showroom xe có và cả những start-up khởi nghiệp.
Nhưng lúc đó đa phần các doanh nghiệp này đều không phản hồi, hoặc từ chối nhận làm nhân viên chính thức vì tôi chưa được trao bằng đại học. Tôi vẫn kiên nhẫn, tự lên cho mình danh sách các công ty sẽ ứng tuyển sau tốt nghiệp và học thêm các kỹ năng mềm để "làm đẹp" CV.
Tôi đầu tư cho từng chi tiết, thậm chí còn "cày" hơn chục video hướng dẫn tạo CV chuyên nghiệp trên YouTube. Cộng với tấm bằng loại giỏi, tôi tự tin khả năng tìm được việc ngay sau khi ra trường.
Cú sốc đầu tiên đến với tôi nửa tháng sau lễ tốt nghiệp, tôi tìm việc làm trên một trang web nổi tiếng được bạn bè giới thiệu. Tôi gửi CV cho bốn doanh nghiệp, sau năm ngày, có hai doanh nghiệp phản hồi, hai doanh nghiệp còn lại bặt vô âm tín.
Đáng buồn là hai doanh nghiệp phản hồi tôi đều cùng nội dung: Rất tiếc bạn chưa phù hợp với vị trí chúng tôi đang tìm, hy vọng có cơ hội hợp tác cùng bạn trong tương lai...
Để cứu vớt, tôi gọi trực tiếp cho hai doanh nghiệp còn lại. Họ đáp lạnh lùng: Vì số lượng CV gửi đến quá nhiều nên chúng tôi chỉ hồi đáp cho những ứng viên phù hợp.
Tôi thật sự vỡ mộng với những suy nghĩ ban đầu của mình, nhiều câu hỏi được tôi tự đặt ra: Bằng giỏi sao vẫn chưa phù hợp? Tại mình viết mail dở hay tại CV thiếu chuyên nghiệp?
Thậm chí tôi còn không dám kể cho gia đình mình nghe về cú sốc đầu đời hậu tốt nghiệp. Khoảnh khắc nhận hai email từ chối của doanh nghiệp, cảm giác sợ hãi xen lẫn tuyệt vọng len lỏi trong tôi.
Lúc đó tôi nghĩ đến mẹ vì tôi từng hứa sẽ kiếm công việc lương khởi điểm tầm 6 triệu, trả tiền trọ 2 triệu đồng, ăn uống sinh hoạt 3 triệu, còn lại sẽ để dành để đưa ba mẹ đi du lịch.
Suy nghĩ ngây thơ lúc đó của tôi vẫn "níu vào" chỉ là mình chưa có duyên với những doanh nghiệp này, tôi tiếp tục gửi CV, thậm chí còn đổi một màu nền CV mới, tấm ảnh mới với hy vọng "hữu duyên" hơn.
Hy vọng le lói khi tôi pass được vòng CV của một doanh nghiệp kinh doanh xe đạp tại phường An Lợi Đông, TP.HCM. Họ mời tôi đến phỏng vấn nhưng ngay ở câu hỏi thứ hai về kinh nghiệm, tôi biết mình lại sắp thất bại!
Ngay buổi tối hôm đó, phòng nhân sự của doanh nghiệp này gọi trực tiếp cho tôi, vẫn là câu "rất tiếc..." quen thuộc.
Đến nay đã gần nửa năm tốt nghiệp, những điểm số, thành tích tôi từng tự hào ở giảng đường tan biến cả. Tôi rụt rè, giấu nhẹm bạn bè việc mình phải đi làm part-time ở rạp phim với mức lương 28.000 đồng/giờ.
Tôi nhớ lại bốn năm về trước, khi điền nguyện vọng vào ngành marketing của trường top thì mình sẽ làm được rất nhiều vị trí, không lo thất nghiệp. Nhưng giờ đây, khi nào được nhận làm nhân viên chính thức ở một doanh nghiệp lớn tôi cũng không dám chắc với bản thân mình.
Trước khi tìm được việc hiện tại, Tiến từng trầy trật các vòng phỏng vấn xin việc - Ảnh: NGỌC SANG
Bị từ chối nhưng tôi vẫn bước tiếp
Vừa tốt nghiệp kỹ sư ngành kỹ thuật điện - điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có cái tên Đỗ Duy Tiến, tôi háo hức lao vào tìm việc. Từ các công ty lớn cho đến các doanh nghiệp vừa, miễn là đúng chuyên ngành điện tôi đều gửi hồ sơ qua mail và chờ đợi phản hồi.
Tôi dành ra nhiều ngày để chăm chút từng chi tiết trong bản CV, chỉnh sửa tới lui sao cho hoàn hảo nhất. Cẩn thận tìm hiểu thông tin về công ty sắp ứng tuyển, đọc kỹ các yêu cầu tuyển dụng và chuẩn bị trước những câu trả lời cho các tình huống phỏng vấn thường gặp.
Nhiều hôm tôi còn đứng trước gương tự luyện tập, điều chỉnh cách nói, nét mặt, ánh mắt, tất cả chỉ để tạo ấn tượng tốt nhất khi bước vào vòng phỏng vấn.
Lần đầu đi phỏng vấn tôi hồi hộp lắm, cả đêm trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau dậy từ rất sớm để chuẩn bị tóc tai, quần áo phải thật gọn gàng, lịch sự. Vậy mà khi bước vào phỏng vấn thì lại ấp úng, lúng túng dù ở nhà đã chuẩn bị tâm lý kỹ càng.
Thất bại ở lần đầu tiên khiến tôi nhận ra mình cần rèn luyện nhiều hơn. Từ đó tôi bắt đầu dành thêm thời gian đứng trước gương mỗi ngày, tập nói thật trôi chảy, tự tin, sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo.
Nhưng tự tin thôi vẫn chưa đủ. Có những buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, tôi ra về với tâm thế "chắc cú" là mình đã nắm được cơ hội. Thế nhưng vài ngày sau, tôi lại nhận được email phản hồi với nội dung quen thuộc: từ chối vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Lúc đó tôi cũng buồn một chút vì thấy mình đã thể hiện ổn rồi mà sao vẫn trượt.
Có nhiều đại diện công ty đánh giá tôi rất cao, họ khen tôi có kiến thức, thái độ tốt nhưng cuối cùng vẫn từ chối, vì tôi chưa phù hợp với những tiêu chí tuyển dụng của họ. Tiêu chí họ đưa ra là phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điện.
Sau nhiều lần gõ cửa các doanh nghiệp nhưng đều bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm, tôi quyết định chuyển hướng, tìm đến những công ty không đặt nặng yếu tố này. Tôi thấy kiến thức học ở trường chỉ là cái gốc, tầm 2-3 điểm thôi, còn khi đi làm thực tế thì độ khó phải tới 9-10 điểm nên vẫn phải cố gắng học hỏi thêm.
Có lần người phỏng vấn đưa ra một tình huống cụ thể như: "Giả sử đây là công trình điện đang thi công dở dang, em sẽ tiếp nhận và xử lý ra sao? Em có biết cách triển khai công việc không?". Tôi phải trả lời sao cho thuyết phục, thể hiện được tư duy và thái độ chủ động, cần biết lựa lời đúng và chứng minh được là tôi có thể làm được việc.
Ngày trước tôi nghĩ chỉ cần CV đẹp, trả lời hay là có việc, nhưng sau này tôi nhận ra điều nhà tuyển dụng cần nhất lại là kinh nghiệm, sự từng trải.
Tôi đang cố gắng từng ngày để có được điều đó, dù bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Có những lúc tôi nản lòng, hoài nghi về năng lực bản thân, muốn bỏ cuộc. Nhưng tôi nghĩ lại nếu mình không bước tiếp thì mãi mãi không trưởng thành được.
Theo AN VI - NGỌC SANG - báo Tuổi trẻ
Bài viết khác
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 33
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 46
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 16
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 119
Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 9
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 254
39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Xem thêm [+]Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 216
Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 203
Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Xem thêm [+]Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 250
Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Xem thêm [+]Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 246
Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công