Ngành Truyền Thông đa phương tiện
Trong những năm gần đây, lĩnh vực truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ, vươn lên như một điều tất yếu trong cuộc sống hiện đại, nhanh chóng trở thành một trong những nghề “thời thượng” được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu những thông tin hữu ích về ngành học này tại bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu ngành Truyền thông đa phương tiện.
Ngành Truyền thông đa phương tiện (tên Tiếng Anh là Multimedia) là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, sáng tạo, phát triển các ứng dụng đa phương tiện nhằm mục đích phục vụ con người ở nhiều lĩnh vực như: truyền thông, giải trí, giáo dục…
Với tính chất ngành nghề năng động, sáng tạo lại được “chắp cánh” bởi cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0, Truyền thông đa phương tiện đã nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành “ngành nghề của thời đại”.
Ngành Truyền thông đa phương tiện học những gì?
Khi theo học ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, được tiếp cận kiến thức chuyên sâu cùng nhiều kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ truyền thông, báo chí và quảng cáo giúp bạn có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.
Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận các kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí cũng như được đào tạo kỹ năng đồ họa đa phương tiện tương tác như: kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng… để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Bên cạnh đó, ở ngành Truyền thông đa phương tiện cũng sẽ có những kỳ thực tập để sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế nhằm chuẩn bị hành trang cho việc bước vào môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Tiềm năng phát triển
Theo nhiều nhận định, truyền thông – quảng cáo ngày càng được chú trọng, trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại. Nhờ đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, Truyền thông đa phương tiện nhanh chóng trở thành một trong năm nghề “hot” tại thị trường việc làm. Minh chứng cho thấy, hiện nay, không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi, có kinh nghiệm. Có lẽ chính điều đó đã khiến ngành Truyền thông đa phương tiện chiếm ưu thế, được nhiều bạn trẻ lựa chọn và theo đuổi.
Cơ hội nghề nghiệp
Là ngành học có tính ứng dụng rộng rãi, vậy nên phạm vi công việc của nhóm ngành Truyền thông đa phương tiện cũng rất đa dạng. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm các công việc như:
● Chuyên viên truyền thông, biên tập viên quảng cáo, chuyên viên marketing, quản trị các kênh truyền thông trực tuyến
● Biên tập viên, biên soạn, xây dựng và quản lý các nội dung, báo chí, ấn phẩm, banner quảng cáo, bìa sách…
● Chuyên viên thiết kế đồ họa, xây dựng website, thiết kế giao diện, phần mềm tại có công ty phát triển phần mềm
● Nhà nghiên cứu, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện
Mức lương trung bình
Trong những năm gần đây, Truyền thông đa phương tiện đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ, hàng ngàn công ty truyền thông trong và ngoài nước đang tìm kiếm ứng viên với mức lương đăng tuyển hấp dẫn. Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Glassdoor, năm 2021, tại Mỹ, mức lương trung bình của một chuyên viên ngành Truyền thông đa phương tiện trọng khoảng 49.565 USD tương đương 1 tỷ 150 triệu đồng/năm. Thậm chí, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, chức vụ mức lương có thể lên tới 70.000 USD tương đương với 1 tỷ 610 triệu đồng/năm.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê tại trang CareerBuilder, năm 2021, mức lương trung bình của ngành Truyền thông đa phương tiện dao động khoảng 10,5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, với những chuyên viên truyền thông dày dặn kinh nghiệm, bạncó thể nhận được mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng.
Lộ trình thăng tiến
Trên con đường theo đuổi đam mê, mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, tuy nhiên nhìn chung để trở thành một chuyên viên ngành Truyền thông đa phương tiện bạn cần trải qua các giai đoạn sau:
● Sinh viên: Thông thường, bạn sẽ có khoảng 4 năm học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện.
● Thực tập sinh: Thực tập là khoảng thời gian “vàng” giúp bạn hoàn thiện đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ làm việc trước khi chính thức trở thành một chuyên viên Truyền thông. Đặc biệt, đây là bước đệm quan trọng giúp bạn làm quen với môi trường làm việc thực tế, có cái nhìn chân thực về lĩnh vực chuyên môn cũng như định hướng phát triển bản thân sau khi ra trường.
● Chuyên viên Truyền thông đa phương tiện: Sau quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí việc làm phù hợp.
Một số cơ sở đào tạo
Dù là ngành học “sinh sau đẻ muộn” nhưng Truyền thông đa phương tiện đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình và trở thành ngành trọng điểm trong danh mục đào tạo của các trường đại học. Hiện nay, trên cả nước, ngành này được đào tạo tại nhiều trường Đại học với tiêu chuẩn đầu ra cao và chất lượng giảng dạy tiên tiến, tiêu biểu phải kể đến:
● Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
● Học viện Báo chí và Tuyên truyền
● Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
● Đại học Công nghệ TP.HCM
● Đại học Quốc tế Hồng Bàng
● Đại học FPT
Lời kết
Có thể nói, Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành không chỉ hấp dẫn bởi cơ hội việc làm đa dạng mà còn bởi mức lương đáng mơ ước. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể, chân thực về ngành này. Chúc các bạn thành công.
Giang Giang
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 20
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 89
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 91
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 87
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 113
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 175
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 126
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 241
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 330
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 223
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công