[Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Hôm ấy, trời mưa rất to, sau buổi học chiều tôi chạy thục mạng từ trường về nhà vì quên mang ô. Đường vào nhà tôi là ngõ, xung quanh gồm hàng tre và những bụi chuối mà hồi tôi còn bé bà cùng mấy bác trồng. Bảo là để con cháu đi học cho mát, lại vừa có quả ăn. Lúc này hạt mưa rơi tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn khiến tôi chạy nhanh vào nhà. Vừa vào đến cửa, đang cố hất đi những hạt mưa còn vương lại trên mặt thì tôi đã nghe tiếng ồn vọng ra.
- Mau gọi bác Khởi đi, bệnh của bà lại tái phát rồi. Bây giờ tôi đưa bà đi bệnh xá. Giọng của bố hốt hoảng khiến tôi bước nhanh vào nhà.
- Anh mau đi đi, để tôi sắp xếp rồi theo sau.
Bố đỡ bà ra đến cửa thì gặp tôi.
- Mai mới về à, lại quên mang ô sao. Bố đưa bà đi có chút việc trước.
- Bà lại bệnh ạ, bố để con đi cùng, không có ai ngồi sau thì sao đỡ áo mưa cho bà được.Tôi lo lắng khi hiểu ra mọi chuyện.
Vùng quê của tôi không có chuyện gọi xe cấp cứu, bởi chờ xe tới thì phải đến ngày mai. Nơi khám bệnh cũng chẳng phải bệnh viện như tôi thấy trên tivi, nó không có nhiều phòng khám, trang thiết bị,máy móc...mà chỉ vỏn vẹn 5 phòng bệnh duy nhất.
Trên đường chạy đi, tôi cố gắng lấy hết áo mưa che cho bà tôi, dù gì thì người tôi cũng ướt hết rồi. Đường từ nhà tôi đến bệnh xá cũng khá xa, mưa vẫn rơi không ngớt, không chỉ cây cối mà đôi lúc tôi còn thấy mấy chiếc áo bay theo gió, mạnh đến run người. Tôi nhẹ nhàng ôm chầm lấy bà, ngăn không cho áo mưa ra khỏi người bà.
Bà tôi là một người phúc hậu, yêu thương con cháu hết mực. Tôi sống với bà từ khi còn nhỏ nên tôi biết những lúc đau thì bà chỉ chịu đựng âm thầm, không để mọi người biết, cho đến ngày không chịu được nữa mà ngất đi thì mọi người mới nghe bác sĩ nói là bị bệnh tim. Tôi nhớ lúc ấy sắc mặt bố tối lắm, các bác, các cô chú đều buồn. Còn tôi chỉ biết ôm chầm lấy mẹ khóc một trận lớn.
Tại bệnh xá
- Anh sơn, tình hình mẹ em sao rồi. Bố tôi hỏi bác sĩ.
- Bây giờ không sao rồi. Người nhà nên cho bà uống thuốc đầy đủ, tránh kích động mạnh và thường xuyên tâm sự cùng bà nhiều hơn.
- Dạ, cảm ơn anh.
Người bác sĩ đó tạm biệt và đi sang phòng kế bên.Tôi nhìn theo bóng chiếc áo trắng, khao khát có một ngày được khoác lên mình chiếc áo ấy, cứu nhiều người bệnh.
- Mai, con vào xem bà đi, bố đi lấy thuốc cho bà đã. Tôi bị lời nói của bố làm giật mình quay về hiện tại, nhanh chóng đi vào thăm bà.
- Dạ.
Lúc tôi vào bà vẫn chưa tỉnh, tôi ngồi xuống cạnh bà, lấy tay xoa bóp cho bà đỡ tê. Bà đang thở bằng chiếc máy thở có duy nhất trong bệnh xá nhỏ này. Nó gồm một khối máy vừa, được truyền bằng một sợi dây. Tôi đang tò mò nghiên cứu cái mày này thì bà mở mắt.
- Bà, bà tỉnh rồi sao? Bà có đau không?? Tôi hốt hoảng.
- Bà không sao đâu, mà sao người cháu ướt thế, mau về thay đồ đi không lại bị cảm đấy. Bà nhẹ nhàng nhắc nhở tôi.
- Dạ, cháu không sao đâu,lát nữa mọi người vào rồi cháu về cũng được ạ.
- ...Khụ...Khụ... bà ho liên tiếp.
- Để cháu đi gọi cho bố.
Tôi ngồi dậy nhanh chóng đi tìm bố. Ra đến cửa thì thấy bố và mọi người đang đi vào.
- Mẹ thế nào rồi. Anh Sơn ơi...
Bác Sơn nhanh chóng đi vào, chắc bác ở phòng bên cạnh, mà nếu không thì cũng nghe được bởi bệnh xã này rất nhỏ, đi một chút là hết.
Khi bác sĩ đi vào thì bố quay sang bảo tôi về nhà thay đồ đi, chắc đói lắm. Tôi nghe lời bố và đi về nhà với chị họ, trên đường vẫn nhớ đến chiếc áo blouse màu trắng tinh khiết ấy.
Vào đến nhà, tôi tắm rửa xong lên giường, rồi mệt quá mà thiếp đi.
Đến tối, tôi tỉnh dậy vì tiếng động trong bếp. Tôi nhấc người đi ra.
- Bố chưa về à mẹ. Tôi hỏi mẹ.
- Chưa con, mẹ về để nấu cơm tối đưa vào bệnh xã cho mọi người, con cũng chuẩn bị rửa tay mà ăn tối đi. Mẹ quay sang nói.
Tôi vào rửa tay, lúc đi ra thì thấy mẹ đang múc đồ ăn vào hộp inox màu xanh.
- Mẹ đi bây giờ ạ, chờ lát tạnh mưa rồi hẵng đi.
Mẹ phải đi bây giờ, chắc mọi người trong đó đói. Con ở nhà tự ăn nhé, mẹ nấu để đó rồi, con ăn xong sau đó học bài nha.
Mẹ nhanh chóng đi dép và quay ra ngoài cửa.
- Mẹ cho con đi với .Tôi chạy theo năn nỉ.
- Thôi, con mới về mà. Với lại cũng sắp thi đại học rồi, bà không sao đâu, mẹ đi vào với dì lát về thôi.
Nói rồi mẹ lấy áo mưa mặc vào, đi ra cổng. Tôi tới bếp lấy ra một bát lớn, múc thức ăn vào đấy và đi ra ngồi xem tivi ăn. Sau khi ăn xong, tôi ngồi vào bàn học, cố nhét mấy số phức vào đầu mà nó chẳng chịu, cứ loanh quanh chơi đùa mãi bên ngoài. Bực quá, tôi bèn lôi cuốn ngữ văn ra đọc tác phẩm. Dù không chuyên văn và cũng không lấy môn đó xét điểm đại học nhưng tôi lại rất thích môn văn, khi tôi mệt mỏi với những số liệu là tôi lại đem nó ra đọc để thư giãn, điều đó trở thành một thói quen.
Hôm sau, trên đường đi học về, tôi đang nghĩ lại bài hình chóp ”Sao cạnh AD lại vuông góc với mặt phẳng đáy nhỉ?” Bỗng Vân khoác vai tôi:
- Mai, Cậu định học gì thế. Tớ định học marketing nè, ngành đó hot lắm, được giao tiếp nhiều nữa, nếu may mắn thì tớ còn được là nữ chính như phim “tổng tài“ đó.
Nó là con bạn thân của tôi, ngày nào cũng mơ mộng về phim ảnh, cơ mà học giỏi Tiếng Anh lắm.
- Tớ định học Y, tớ muốn đi cứu người, nhất là bà tớ.
- Oa, tớ ủng hộ cậu, sau này tớ sẽ có một cô bạn làm bác sĩ. Vân cười.
Vài ngày sau, cô chủ nhiệm nói về hỏi ý kiến phụ huynh chọn ngành nghề phù hợp với mình để cuối tuần ghi nguyện vọng. Tôi rất háo hức nên ngay trong bữa ăn đã hỏi cả nhà.
- Dạ, sắp thi đại học rồi, con muốn xin phép mọi người cho con đi học Y. Tôi kỳ vọng.
- Không được. Bố tôi quả quyết.
- Sao vậy bố, con thấy nghề này tốt mà, còn cứu được người nữa.
- Con phải biết nó đặt mạng sống vào tay mình và phải chịu mọi trách nhiệm nếu mắc lỗi. Mặt bố nghiêm túc.
- Kìa anh, con lớn rồi, con tự quyết định được mà. Mẹ khuyên bố.
- Con có biết học Y thì 7-9 năm không hả? Con còn phải canh giữ nhà xác, đối mặt với rất nhiều chuyện. Bố nhìn tôi nói.
- Dạ, con biết và con đã quyết tâm rồi.
- Nghe nó một lần đi, từ nhỏ tới giờ toàn chúng ta quyết định thay nó, bây giờ chuyện nghề nghiệp cũng bắt nó theo ý chúng ta, như thế không tốt đâu. Bà vừa nói vừa xoa đầu tôi.
Bố tôi không nói gì, đứng dậy đi về phòng. Sau bữa cơm, tôi đến nói chuyện với bố.
- Bố, khi con nhìn những người cứ từ từ chết trước mặt con, con không chịu được bố ạ. Con muốn cứu họ, không muốn nhìn người thân họ đau khổ. Tôi run nói.
- Con có chắc không, nghề đó cần sự bao dung, lòng kiên trì và quyết đoán.
- Con biết bản thân mình đến đâu mà. Bố hãy tin con một lần đi. Nha bố. Tôi nói
- Haizz.Tuỳ con vậy.
Đêm ấy tôi đã mơ về một bầu trời đầy nắng,mọi người quanh tôi đều cười nói vui vẻ.
Vài tuần sau, đến ngày điền nguyện vọng.Sa u khi nghe cô chủ nhiệm hướng dẫn, tôi không chần chừ đặt bút điền vào nguyện vọng đầu tiên là Y Hà Nội sau đó là trường Y khác. Tôi mỉm cười, trong người đầy năng lượng, bây giờ chỉ cần cố gắng học tập để đậu đại học thôi.
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Hà Tiểu Yến
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2903
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2553
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2488
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3715
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4487
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3163
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4879
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4394
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1847
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ngành dịch vụ và ngọn lửa trong trái tim tôi
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 2520
Ở đây có ai muốn làm nghề dịch vụ không ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công