Nhiều ngành lấy điểm chuẩn thấp, dễ xin việc nhưng vẫn ‘khát’người học
Trong khi các ngành hot thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký xét tuyển thì cũng có một số ngành mặc dù xã hội đang có nhu cầu nhân lực lớn nhưng lại khát người học.
Khó tuyển do đâu?
Theo báo cáo của Bộ GDĐT, thống kê số liệu tuyển sinh năm 2022 cho thấy, phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo. Trong tổng số 440 ngành thì có 94 ngành tuyển kém, tuyển sinh đạt dưới 50% chỉ tiêu.
Đặc biệt, trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực: Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất. Một số ngành khoa học cơ bản có vai trò quan trọng cũng chật vật tuyển sinh.
Phân tích một số nguyên nhân của việc tuyển sinh kém so với chỉ tiêu đề ra, Bộ GDĐT nhận định là do cơ sở đào tạo đó chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh.
Bên cạnh đó một nguyên nhân cũng do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội.
Cũng theo Bộ GDĐT, danh sách ngành tuyển kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc chênh lệch tuyển sinh giữa các ngành, các lĩnh vực đào tạo xuất phát phần lớn từ nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Thế nên, việc các em lựa chọn ngành học dựa trên kết quả học tập và việc làm của sinh viên khóa trước khi ra trường. Đó là những yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, cũng có một số ngành yêu cầu nguồn nhân lực lớn nhưng vẫn khó tuyển sinh. Nguyên nhân là do việc truyền thông chưa tốt nên thí sinh chưa hiểu rõ đặc tính, đặc điểm của các ngành nghề kể trên và cơ hội nghề nghiệp ra sao nên thí sinh chưa chọn.
Đó là nghịch lý tồn tại trong những nhiều năm trở lại đây. Xu hướng lựa chọn ngành “hot” kéo theo đó là một vài năm trở lại đây, điểm chuẩn ở một số nhóm ngành tăng đột biến, nhiều thí sinh có mức điểm 26, 27, thậm chí 29 điểm nhưng trượt đại học.
Ngược lại, ở một số nhóm ngành như môi trường, khí tượng thủy văn, địa chất, tài nguyên nước, nông lâm nghiệp… dù mức điểm xét tuyển thấp nhưng thí sinh vẫn không mấy mặn mà.
Trong khi các ngành khoa học cơ bản này, thị trường rất cần các kỹ sư, chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước thì 5 năm trở lại đây rất khó khăn trong việc tuyển sinh.
Thực tế hiện nay, thí sinh đăng ký vào các ngành học này không hẳn vì yêu thích mà đa phần là do lấy điểm trúng tuyển thấp, có những em đỗ ở nguyện vọng 4, 5.
Tăng cường giải pháp hỗ trợ
Theo các chuyên gia, thực trạng khó tuyển sinh ở một số ngành khoa học cơ bản sẽ dẫn tới thiếu trầm trọng nguồn nhân lực kế cận. Đây cũng là một vấn đề nan gian cần phải có những giải pháp thiết thực trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai.
Từ mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều trường đại học đã công bố cấp học bổng cho sinh viên học những ngành được cho là chiến lược quốc gia nhưng lại khó tuyển. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê của Bộ GDĐT ở trên, rõ ràng lượng thí sinh đăng kí vào các ngành học này vẫn ở con số khiêm tốn.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tốt cho những ngành này để duy trì nguồn nhân lực.
Mùa tuyển sinh năm 2023 đang tới gần. Trao đổi về giải pháp đề ra, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng. các trường đại học cần phải quan tâm tới những ngành nghề gì thực sự xã hội đang có nhu cầu lớn. Đồng thời, khảo sát để có số liệu xây dựng chính sách trong việc mở chương trình đào tạo trong tuyển sinh.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông cũng như hướng nghiệp giữa các trường đại học, trường THPT để các em hiểu rõ những ngành rất cần cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Để những ngành học này duy trì được, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, cần sự quan tâm của cơ quan nhà nước để đầu tư, hỗ trợ cho những ngành như ngành khoa học cơ bản, toán học và những ngành kỹ thuật công nghệ để giảm bớt những khó khăn cho sinh viên khi các em vào trường. Qua đó, chúng ta cần làm nhiều việc để tạo sự cân đối trong các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thiết yếu cho sự phát triển khoa học công nghệ, nâng cao cạnh tranh của đất nước.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, hiện nay Bộ GDĐT được Chính phủ giao xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Bộ GDĐT đề xuất những giải pháp trong đề án này để có những giải pháp chính sách hỗ trợ, kết nối nhà trường doanh nghiệp, gắn kết đào tạo nghiên cứu và hợp tác quốc tế, tăng sự thu hút của ngành nghề với học sinh. Đồng thời, tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm, thực hành, đặc biệt hỗ trợ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực này.
"Đề án này đang được Bộ GDĐT hoàn thiện. Đồng thời, các trường đại học cũng phải nỗ lực theo cách như nêu trên. Trong đề án này, Bộ cũng đề ra giải pháp để các trường đại học cùng nỗ lực để làm sao thu hút thí sinh vào những ngành này. Đồng thời, cần sự đồng hành, tuyên truyền của truyền thông tác động đến lựa chọn ngành học của học sinh", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Theo daidoanket.vn
Bài viết khác
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 34
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Xem thêm [+]Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 30
Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Xem thêm [+]Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu
Ngày đăng: 12/02/2025 - Lượt xem: 118
Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học "nói không" với xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 12/02/2025 - Lượt xem: 192
Nhiều trường đại học "nói không" với xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Những trường đại học đầu tiên chốt giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 07/02/2025 - Lượt xem: 103
Những trường đại học đầu tiên chốt giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Xem thêm [+]Gần 30 trường đại học công bố xét học bạ 2025
Ngày đăng: 07/02/2025 - Lượt xem: 157
Gần 30 trường đại học công bố xét học bạ 2025
Xem thêm [+]Cần đưa giáo dục nghề nghiệp về Bộ GDĐT quản lý để đảm bảo xuyên suốt, liên tục
Ngày đăng: 05/02/2025 - Lượt xem: 77
Cần đưa giáo dục nghề nghiệp về Bộ GDĐT quản lý để đảm bảo xuyên suốt, liên tục
Xem thêm [+]Đi tìm lời giải "bài toán" hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Ngày đăng: 05/02/2025 - Lượt xem: 176
Đi tìm lời giải "bài toán" hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Xem thêm [+]Tại sao nhiều người phải giấu bằng đại học đi làm công nhân?
Ngày đăng: 04/02/2025 - Lượt xem: 136
Dù mang trong mình tấm bằng đại học, những người trẻ này lại lựa chọn làm công nhân, con đường tưởng chừng như trái ngược với những gì họ đã được đào tạo.
Xem thêm [+]Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 212
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công