Những sai lầm khi vội vã nộp đơn xin việc
Khi bạn không nóng vội, bạn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn
Khi tìm kiếm việc làm, người ta thường cố gửi nhiều đơn ứng tuyển, và làm càng nhanh càng tốt. Khi mà bạn nộp nhiều đơn thì như vậy thì bạn càng có nhiều cơ hội nhận được một công việc, có hẳn là như vậy không?
Khi tìm kiếm việc làm, người ta thường cố gửi nhiều đơn ứng tuyển, và làm càng nhanh càng tốt để có nhiều cơ hội nhận được công việc hơn. Về mặt lý thuyết thì điều này có thể đúng, nhưng khi đi xin việc, bạn hãy ghi nhớ điều này: chất lượng hơn số lượng. Bạn sẽ có lợi thế hơn khi gửi ba bản hồ sơ xin việc tạo được ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn là tám bản có chất lượng bình thường.
Ngoài ra, việc gửi vội hồ sơ thường dẫn đến nhiều sơ xuất. Và trong một môi trường đầy cạnh tranh như thị trường việc làm, những sơ xuất đó có thể đồng nghĩa với việc bạn tìm phải một công việc khác với ý định và thời gian tìm kiếm dài hơn. Dưới đây là một số rủi ro bạn gặp phải khi nộp vội đơn xin việc.
Những sai lầm bạn thường mắc phải khi nộp vội đơn xin việc
1. Mắc lỗi chính tả
Khi bạn viết quá nhanh, chắc chắn là bạn sẽ ít chú ý đến từng chi tiết hơn. Thông thường, điều đó được sẽ khiến bạn mắc các lỗi chính tả khi viết hồ sơ việc làm, thư xin việc và các giấy tờ khác khi bạn xin việc.
Hãy thử tưởng tượng rằng sẽ ra sao khi nhà tuyển dụng xem hồ sơ việc làm của bạn trong hộp thư đến của họ và chỉ để ý rằng bạn đã viết sai chính tả tên công ty trong dòng tiêu đề. Nếu bạn coi cuộc đấu giành vị trí làm việc là một cuộc chạy đua giữa bạn và đối thủ, thì bây giờ bạn đang bị bỏ lại phía sau tận 10 feet.
Một nghiên cứu của TopResume cho thấy 79% các chuyên gia tuyển dụng đã xác định lỗi chính tả và ngữ pháp là một yếu tố khiến một hồ sơ xin việc bị từ chối - đây là một con số rất lớn!
Một trong những lý do khiến nhiều nhân viên tuyển dụng và nhà tuyển dụng yêu cầu các tài liệu phải không bị mắc lỗi đánh máy là vì những sai lầm đó có thể dễ dàng tránh được; lời giải thích duy nhất cho lỗi chính tả và ngữ pháp là bạn đã không dành thời gian để đọc lại những văn bản của mình. Đó không phải là ấn tượng bạn muốn tạo ra với người mà bạn đang cố gắng gây ấn tượng.
2. Resume của bạn không phù hợp với mô tả công việc
Chúng tôi biết rằng khi nộp đơn xin việc, điều cần thiết là điều chỉnh hồ sơ việc làm của bạn sao cho nó phù hợp với các chi tiết cụ thể của từng công việc mà bạn ứng tuyển. Điều này đồng nghĩa với việc chú trọng nhiều hơn vào các chi tiết có liên quan nhất trong phần kinh nghiệm làm việc của bạn và sử dụng kết hợp các từ khóa một cách có tính toán để tăng mức độ nhận diện với Hệ thống quản lý quy trình tuyển dụng (ATS), đây là một trong những việc làm vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, khi bạn nộp vội hồ sơ xin việc, bạn có thể liên tục gửi đi những bản hồ sơ việc làm có nội dung chung chung mà không động chạm tới những yếu tố liên quan tới nhu cầu của nhà tuyển dụng. Khi bạn bỏ qua việc nghiên cứu mô tả công việc và không bổ sung các từ khóa có liên quan vào tài liệu của mình, khả năng cao là hồ sơ xin việc của bạn sẽ không vượt qua được Hệ thống quản lý quy trình tuyển dụng (ATS). Nói cách khác, bạn sẽ bị hệ thống loại trước khi có người xem được hồ sơ ứng tuyển của bạn.
Nếu bạn may mắn và vượt qua được hệ thống này, hồ sơ của bạn vẫn sẽ không trở lên nổi bật đối với nhà tuyển dụng vì nó sẽ không chứng tỏ rằng bạn phù hợp với vị trí cụ thể của họ.
3. Bạn bỏ qua các chỉ dẫn
Chúng ta đã được học tầm quan trọng của việc làm theo hướng dẫn ngay từ khi còn nhỏ, nhưng chúng ta thường không áp dụng những những bài học đó. Điều này đặc biệt đúng khi bạn chỉ xem qua các hướng và làm tắt. Có thể nói, kết quả của một hồ sơ xin việc đã được gửi đi và một hồ sơ xin việc được gửi đi đúng cách không hề giống nhau.
Khi tin tuyển dụng đã nêu rõ cách nộp resume, thư xin việc và các tài liệu khác thì đừng bỏ qua nó. Điều này có thể là việc sao chép thư xin việc của bạn vào biểu mẫu thay vì đính kèm dưới dạng tệp, thêm một số thông tin nhất định trong nội dung email hoặc bất kỳ hướng dẫn chi tiết nào khác. Thậm chí, đã có những trường hợp ứng viên được yêu cầu nêu màu sắc yêu thích của họ trong thư xin việc không vì lý do gì khác ngoài việc xác định xem ai đang chú ý đến hướng dẫn.
Nhà tuyển dụng có lý do riêng khi thu thập thông tin của ứng viên theo một cách nhất định. Ngay cả khi họ không làm vậy, bạn cũng không muốn gửi thông điệp rằng bạn có xu hướng phớt lờ những gì mọi người yêu cầu bạn làm; loại hành vi đó sẽ không được đánh giá cao trong khi làm việc và nhà tuyển dụng có thể loại bạn khỏi cuộc đua chỉ vì điều này.
Tại sao điều quan trọng là phải thật nỗ lực
1. Điều này cho thấy rằng bạn để tâm
Tất cả những rủi ro liên quan đến việc nộp vội đơn xin việc đều dẫn đến một điều: nói với người quản lý tuyển dụng rằng bạn không hề để tâm. Nói một cách đơn giản là những sai lầm có thể tránh khỏi và việc bạn làm vội một công việc của mình nói với người khác rằng bạn không nỗ lực để mỗi hồ sơ xin việc trở nên hoàn thiện nhất có thể. Nếu đó là thông điệp mà nhà tuyển dụng nhận được từ hồ sơ xin việc của bạn, không có gì lạ khi họ lại tìm đến ứng viên tiếp theo.
Một phần của việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là thể hiện rằng bạn quan tâm đến công việc và điều đó sẽ thể hiện rõ trong đơn xin việc của bạn.
2. Thể hiện bạn là ứng viên phù hợp cho công việc
Thêm một chút nỗ lực có thể tạo nên một sự khác biệt hoàn toàn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bằng cách dành thời gian chỉnh resume và thư xin việc cho phù hợp với từng mô tả công việc, bạn sẽ nâng cao cơ hội của mình theo cấp số nhân.
Khi các tài liệu ứng tuyển của bạn “đánh trúng” vào những nhu cầu của người quản lý tuyển dụng, bạn cho thấy rằng bạn còn hơn cả một ứng viên đủ tiêu chuẩn - bạn chính xác là ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Thật không may là bạn không thể làm những tài liệu ứng tuyển có sức tác động lớn như này khi đang vội.
Cách để thành công trong việc tăng tốc độ tìm kiếm việc làm
Rất may là có những cách để tăng tốc độ tìm kiếm việc làm của bạn mà không khiến cơ hội việc làm của bạn gặp rủi ro, chẳng hạn như nhờ sự giúp đỡ của một người viết hồ sơ việc làm chuyên nghiệp. Một nghiên cứu khác của TopResume cho thấy rằng các ứng viên tìm việc với một bản hồ sơ việc làm được viết chuyên nghiệp đã nhận được việc làm với tỷ lệ cao hơn 32% so với những người nộp đơn bằng bản hồ sơ tự viết.
Sau khi giao bản hồ sơ việc làm của mình để được chuyên gia viết lại và cải thiện, bạn có thể tập trung vào các khía cạnh khác trong quá trình tìm việc, chẳng hạn như việc giao tiếp hoặc cập nhật hồ sơ trực tuyến của mình. Điều này cho phép bạn đạt được thành công lớn hơn (và nhanh hơn) bằng cách tăng cường khả năng ứng tuyển của bạn trong tất cả các lĩnh vực thay vì dành toàn bộ công sức khi tìm kiếm việc làm cho bản hồ sơ việc làm.
Cứ đi chậm và chắc, bạn sẽ thắng cuộc đua
Chúng tôi biết rằng thông thường trong quá trình tìm kiếm việc làm, thời gian là điều cốt yếu. Tuy nhiên, việc bạn vội vàng nộp đơn xin việc có thể sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là có lợi. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn quan tâm đến vị trí của họ bằng cách dành thời gian để chỉnh sửa và trau chuốt tài liệu của bạn. Những nỗ lực này sẽ giành được sự chú ý, và chắc chắn rằng bạn sẽ để lại ấn tượng.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
Cách nhà tuyển dụng diễn giải sai sót trong hồ sơ xin việc
10 điều mà các ứng viên nên biết trước khi tìm kiếm việc làm
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công