Những thói quen xấu đang hủy hoại việc học của bạn
Có một sự thật là những điều tích cực bao giờ cũng khó thực hiện. Trong khi đó, con người lại dễ dính vào những thói quen xấu
Thói quen tốt giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống, chẳng hạn như đọc sách để mở mang kiến thức, suy nghĩ tích cực; tập thể dục buổi sáng để tăng cường sức khỏe; hay thói quen đơn giản như uống đủ nước mỗi ngày cũng được các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo.
Còn về thói quen xấu thì chắc chắn ai cũng có. Tôi cũng thừa nhận bản thân có nhiều thói quen xấu như thích ngủ nướng, dễ cáu gắt,… Giảm thiểu/ loại bỏ thói quen xấu và rèn luyện các thói quen tốt là cách để chúng ta hoàn thiện bản thân.
Trong số những thói quen xấu đó, bạn có biết: có nhiều thói quen đang ngăn cản sự thành công của bạn? Tôi dám chắc rằng những điều mà tôi sắp nói ở dưới đây bạn đã từng hoặc đang gặp phải.
Dành quá nhiều thời gian chơi game/ nghiện game
Game là công cụ giải trí, xả stress tuyệt vời dành cho bạn, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn chơi một vài ván game trên điện thoại hoặc máy tính, nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian mà quên đi những thứ xung quanh thì đó là một vấn đề lớn.
Tôi không nói đến các game thủ chuyên nghiệp cũng như các streamer vì hiện tại “game” là công việc của họ. Còn ở đây tôi muốn nói đến “game” dưới góc độ là một hình thức giải trí, đối với đại đa số chúng ta.
Thực trạng:
- Nhiều học sinh không đỗ Đại học vì mê game
- Nhiều sinh viên bị đuổi học vì nghiện game
- Nhiều người không có bạn gái hoặc bị đá vì dành quá nhiều thời gian cho game
- Nhiều người vì game mà thay đổi tính nết, sống ảo, xa lánh xã hội
- Nhiều người đi làm rồi vẫn chơi game làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc…
- Mê game lấy đi của bạn nhiều thứ, hơn là được.
Lười biếng trong việc học
Điều này thì quá đúng đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học trực tuyến như chúng ta. Nếu bạn lười học, thì đa số cũng lười trong các công việc khác, kết quả là mục tiêu ban đầu đặt ra không được như ý.
Tôi không nói các bạn sinh viên chính quy, vì các bạn còn trẻ và ham học. Cũng có nhiều bạn lười học nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Còn đối với hệ đại học trực tuyến, sinh viên chủ yếu là người đã đi làm, cộng với việc tự học là chính nên tỷ lệ “sinh viên lười” tương đối cao. Điều này dẫn đến một hệ quả là trong các kỳ thi các bạn mang “phao” vào phòng thi, chạy “phong bì” để qua môn, chất lượng học tập không được cao. Xã hội cũng vì thế mà xem nhẹ giá trị của văn bằng ngoài chính quy; còn người học thì chỉ học vì tấm bằng.
Tôi không đổ lỗi cho hình thức đào tạo, học trực tuyến hay học chính quy đều có những lợi thế riêng. Cái chúng ta cần thay đổi là định hướng của sinh viên: “Mục tiêu của bạn khi học đại học là gì? Ra trường bạn sẽ làm gì?”. Nếu trong suy nghĩ của bạn có một câu trả lời: “Em không biết, em định học lấy tấm bằng rồi tính tiếp” thì bạn đã thật sự chọn sai khi quyết định học đại học. Lười biếng thể hiện trong cả suy nghĩ thì bạn sẽ lười biếng trong cả sự nghiệp của cuộc đời.
Mải mê đi làm sớm, không chịu học hỏi
Chuyện sinh viên đi làm thêm từ sớm, có chí tiến thủ là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nhiều bạn trẻ quá sa đà vào việc kiếm tiền mà quên mất mục tiêu ban đầu của việc đi làm thêm là gì. Cuối cùng sa vào vòng xoáy của đồng tiền, bỏ bê việc học. Đến khi nhìn lại thì đã quá trễ vì tuổi trẻ không bao giờ quay trở lại.
Kiếm tiền chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Bạn nhìn thấy một người đàn ông thành đạt, mỗi tháng kiếm cả 30, 50 triệu, thậm chí cả trăm triệu một cách dễ dàng. Nhưng bạn không nhìn được quá trình rèn luyện để anh ta có thành công như ngày hôm nay. Có khi ở độ tuổi của bạn bây giờ, anh ta chỉ kiếm được 300 – 500 ngàn một tháng. Bởi vì anh ta biết, đi làm thêm mục đích là để được học hỏi kinh nghiệm, để trau dồi kiến thức. Còn bạn, bạn đi làm thêm mục đích là để kiếm tiền, và bạn sẵn sàng từ bỏ việc học đại học để đi làm – vì đi làm có tiền.
Bạn còn trẻ, bất cứ thứ gì cũng cần phải học: Học cả cách kiếm tiền và cách tiêu tiền. Hãy biến đồng tiền thành kết quả của quá trình làm việc và năng lực tư duy; đừng để rơi vào vòng xoáy của đồng tiền quá sớm, trong khi bản thân còn non nớt chưa đủ kinh nghiệm để vượt qua
Trên đây là 3 thói quen xấu “điển hình” mà rất nhiều sinh viên đại học trực tuyến gặp phải. Nếu các bạn đang mắc phải một trong các thói quen xấu trên đây, hãy thay đổi và định hướng lại con đường sự nghiệp của bản thân. Chúc các bạn thành công
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 203
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công