Những việc cần làm khi không may trượt đại học
1. Nguyên nhân có thể dẫn đến việc trượt đại học
Việc trượt đại học có thể xảy ra từ những nguyên nhân sau:
1.1. Tình trạng học tủ, học lệch
Lợi dụng khoảng thời gian nhạy cảm trước khi diễn ra kỳ thi đại học, nhiều kẻ xấu đã tung tin đồn lộ đề thi đại học để đánh vào tâm lý tò mò của các sĩ tử. Nhiều bạn vì quá cả tin nên đã nghe theo những tin đòn ấy để học “tủ” những bài được kẻ xấu tung lên mà không biết tất cả thông tin này đều không có chứng cứ rõ ràng.
Với những bạn ngây thơ như vậy khi đi thi rất dễ rơi vào hoàn cảnh – Học một đằng, thi một nẻo. Vấn đề ở đây là các bạn sĩ tử nên rõ ràng quan điểm riêng của bản thân từ đầu rằng: Đề thi đại học có thể rơi vào bất kỳ bài nào thuộc phạm vi những bài đã được học ở lớp 12, để có thể học bài và ôn bài nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu thời gian ôn thi tại trường cho kết quả thi toàn diện nhất.
1.2. Lười học
Nhiều bạn quá tự tin với trí thông minh vốn có của mình nên thường hay tự kiêu rằng mình có thể làm bài tốt…Các bạn nên nhớ có một câu tục ngữ các cụ thường răn dạy: “Cần cù bù thông minh”, nhắc nhở chúng ta phải biết siêng năng trong mọi công việc có như vậy mới được lâu bền và đem lại những thành quả tốt nhất.
Bạn tự kiêu vì mình có thể hiểu bài nhanh hơn các bạn khác? Việc dồn kiến thức học trong một thời gian ngắn chẳng khác gì chú thỏ trong câu chuyện rùa và thỏ, cạy mình chạy nhanh nên đã thua rùa cần mẫn luôn cố gắng hết sức mình.
Nên dù bạn có thông minh hay có học giỏi đến mức nào thì bạn cũng đừng lười học trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, vốn dĩ thời gian chẳng chờ đợi ai nên bạn hãy biết tận dụng những khoảng thời gian “vàng, ngọc” để chăm chỉ học bài nhé.
1.3. Không nộp lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1
Ngoại trừ các trường hợp được miễn lệ phí theo quy định riêng của từng trường, thì ngoài hồ sơ đăng ký xét
tuyển, thí sinh phải nộp kèm lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT là 30.000 đồng cho 1 bộ hồ sơ. Nếu thí sinh không nộp lệ phí thì coi như phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh đó là không hợp lệ và không có giá trị pháp lý. Vậy nên các bạn nhớ tìm hiểu và hoàn tất đầy đủ thủ tục dự thi trước khi kỳ thi Đại học bắt đầu.
1.4. Lo lắng hoặc tự tin thái quá
Nhiều sĩ tử vì quá lo lắng với kết quả bài thi nên trước ngày thi vẫn thức khuya để học bài, sáng hôm sau ngủ dậy muộn hoặc vì thiếu ngủ mà dẫn tới tình trạng mệt mỏi gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng bài thi.
Ngược lại, nhiều bạn lại quá tự tin với kiến thức của mình nên thường ỷ lại và có tâm lý chủ quan, trông chờ được giúp đỡ. Đây cũng là điều hết sức phải tránh.
1.5. Không đủ điểm để đậu đại học
Tổng điểm các môn thi THPT khá cao dẫn đến việc các thí sinh dễ chủ quan và chỉ tập trung vào nguyện vọng đầu của mình. Tuy nhiên, mặt bằng chung các thí sinh khác cũng có phổ điểm cao tương tự như vậy khiến điểm chuẩn tăng lên hơn so với dự đoán, khiến các bạn trẻ trượt nguyện vọng.
2. Trượt đại học thì có nên học nghề không?
Mặc dù đời sống đang ngày càng phát triển hơn, nhưng cũng không thể phủ nhận đâu đó vẫn còn định kiến về việc học nghề thay vì chọn con đường đại học. Tuy nhiên, hãy luôn vững tin trên lựa chọn và định hướng của bản thân, vì đại học từ lâu đã không còn là cánh cửa duy nhất.
Tùy vào năng lực và mong muốn mà bạn có thể chọn học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS, không cần phải trải qua kì thi Đại học cam go và bắt đầu đi làm sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Nếu bạn đã quá “ngán” với các môn đại cương, học nghề là lựa chọn hoàn hảo vì thời gian thực hành chiếm từ 50 – 70% chương trình học. Với lợi thế từ thời gian đào tạo ngắn hạn, tiết kiệm chi phí và chương trình bám sát thực hành, giúp học viên nâng cao kiến thức và thành thạo kỹ năng trong công việc ngay khi tốt nghiệp. Từ đó, tạo cơ hội việc làm vô cùng lớn.
Trên thực tế, ngày nay doanh nghiệp chú trọng năng lực hơn bằng cấp. Doanh nghiệp rất dễ tuyển người tốt nghiệp Đại học nhưng lại gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân lực có kỹ năng nghề tốt. Một phần từ số lượng tuyển sinh tại các trường nghề không đủ, ít học sinh tham gia, dẫn đến nguồn cung không đủ cầu.
Ngoài ra, tất cả hệ thống giáo dục dạy nghề như trung cấp và cao đẳng nghề thuộc Bộ GD&ĐT hay Bộ LĐ-TB&XH đều có thể liên thông lên Đại học.
Vì thế, sau khi trượt tất cả nguyện vọng, bạn vẫn có thể tiếp tục hành trình chinh phục ước mơ bằng cách tạo nền móng kỹ năng vững chãi tại trường nghề, sau đó liên thông lên Đại học để sở hữu tấm bằng Cử Nhân, tạo điều kiện thăng tiến dễ dàng hơn.
Theo Quốc Đạt - nhanlucnganhluat
Bài viết khác
CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 12
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 471
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 702
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 3408
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 763
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 545
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 3349
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]"Hiện tượng 35 tuổi: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1113
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng "ảo tưởng" rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
Xem thêm [+]Đẩy mạnh hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số
Ngày đăng: 09/11/2022 - Lượt xem: 615
Công tác hướng nghiệp cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn lao động cho địa phương.
Xem thêm [+]Ngành học "hào hoa" được săn đón trong 5-10 năm tới, lương tới 30-50 triệu đồng, 29 điểm mới đỗ
Ngày đăng: 10/10/2022 - Lượt xem: 1083
Cùng với các ngành học khác như IT hay Luật, ngành Kiến trúc đang ngày khẳng định sức hút, những tiềm năng sự nghiệp to lớn, xứng đáng là một ngành học sẽ ngày càng được săn đón trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công