Nữ sinh chuyên Văn xuất sắc đỗ 9 trường đại học trong nước và quốc tế
Nữ sinh Lưu Thu Hoài “chọn đến với môn Văn, để làm điều mình thích”. Cô gái trẻ luôn tâm niệm, bản thân càng nỗ lực thì sẽ càng gặp nhiều may mắn. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Nỗ lực chính là “sự may mắn”
Với thành tích nhiều năm liền là học sinh giỏi, có nhiều giải thưởng cùng sự năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa, nữ sinh chuyên Văn (Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương) Lưu Thu Hoài đã xuất sắc đỗ 9 trường đại học trong nước và quốc tế.
Cô học trò Lưu Thu Hoài (sinh năm 2003) là con gái thứ 2 trong một gia đình tại tại thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng, Hải Dương), vốn học đều các môn từ nhỏ, với một suy nghĩ tích cực. Không phải là học sinh thành phố, có ít điều kiện hơn nhiều bạn đồng trang lứa, nên nữ sinh tâm niệm, khi các bạn cố gắng 1 thì bản thân phải cố gắng 10 để đạt được mục tiêu của mình.
Thu Hoài bày tỏ: “Được học tập, rèn luyện trong môi trường có nhiều bạn bè đạt nhiều thành tích nổi bật cũng chính là động lực giúp em nỗ lực và phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho bản thân. Em nghĩ, bản thân mình càng nỗ lực thì càng gặp nhiều may mắn. Chỉ cần mình không ngừng học tập thì không gì là không thể!”.
Cô nàng chuyên văn Lưu Thu Hoài rạng rỡ trong bộ đồ tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). - Hướng nghiệp GPO
Nhắc đến niềm yêu thích với môn Văn, nữ sinh không ngần ngại giãi bày: “Nói là đam mê với môn Văn thì cũng không hẳn, vì đam mê thì dễ mất lắm! Và em cũng từng có quãng thời gian không còn đam mê với môn Văn, nhưng em thấy ở Văn và em luôn có sự tương đồng, em cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về văn học và muốn bày tỏ quan điểm của bản thân.
Vì thế, em chọn đến với Văn để có thể cho mình những cơ hội và làm điều mình thích. Ngoài ra, em cũng muốn mọi người thay đổi cách một số bạn nhìn nhận, băn khoăn “học Văn thì không “giỏi” hoặc học Văn để làm gì”, em muốn nói, học Văn làm được rất nhiều và học sinh chuyên Văn còn giỏi rất nhiều thứ khác.
Một trong những thói quen để “nuông chiều” sở thích ấy của em chính là đọc sách, ngoài ra, em cũng thường viết bài, viết content, hay đọc những nghiên cứu và quan điểm của các giáo sư về Văn học… Những điều đó khiến em ngày càng thấy hứng thú hơn với môn Văn”.
Cuối năm lớp 12, mặc dù khá bận rộn khi vừa tập trung ôn thi đại học, chuẩn bị hồ sơ nộp vào các trường đại học quốc tế vừa tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật, Thu Hoài vẫn sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt khoa học để chinh phục các mục tiêu của mình.
Nữ sinh thẳng thắn thừa nhận: “Em định hình bản thân khá muộn, đến tận lớp 11, 12, em mới xác định thứ mà bản thân muốn làm, nên mới bắt đầu tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tuy bắt đầu muộn, nhưng nhờ vậy mà em quen thêm nhiều bạn mới và học hỏi được nhiều thứ, đồng thời, có thêm nhiều cơ hội tham gia các cuộc thi… Bên cạnh đó, em cũng cố gắng giữ GPA trên 9 và học đều các môn.
Có những hôm em phải thức trắng đêm, tự làm mọi thứ từ phông, khung, nền đến việc tự làm nghiên cứu một mình, tự tổng hợp số liệu viết báo cáo. Ở thời điểm đó, tất cả đều là trải nghiệm lần đầu tiên, nhưng với em, đó cũng chính là trải nghiệm đặc biệt và đáng quý nhất”.
Chính những nỗ lực này đã giúp Thu Hoài giành được giải Ba cuộc thi Sáng tạo Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2020- 2021, với đề tài nghiên cứu: “Xây dựng lối sống xanh cho học sinh Trung học phổ thông từ thay đổi thói quen ăn sáng”. Bên cạnh đó, điểm trung bình các môn đạt 9,2 cũng là một lợi thế giúp cô nàng chuyên Văn có hồ sợ nộp vào các trường đại học quốc tế “đẹp” hơn.
Trải nghiệm hỗ trợ chống dịch khi tham gia hoạt động xã hội
Không chỉ tập trung vào học tập, nữ sinh còn được bạn bè biết đến với thành tích đáng nể trong các hoạt động ngoại khóa, là tác giả của nhiều bài viết về học sinh ưu tú, giáo viên tạo cảm hứng cho học sinh và quản lý một số chuyên mục trên website nhà trường.
Cô học trò trở thành “Đại sứ xanh” của chương trình PAPA’s GEF, mạng lưới đại sứ được tài trợ bởi Live&Learn (Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường) và British Council (Hội đồng Anh), và cũng được nhận làm thực tập sinh và trải nghiệm công việc ở một số công ty, học lớp về khởi nghiệp xã hội.
Học kỳ II năm học lớp 12, Hoài cũng trở thành nhân viên bán thời gian tại một công ty chuyên về giáo dục với công việc online. Thu nhập từ công việc này đủ cho nữ sinh chi trả các khóa học phát triển bản thân mà không phải xin tiền bố mẹ.
“Em tham gia hoạt động ngoại khóa để bước ra khỏi những giới hạn của bản thân. Đứng trước mỗi một chương trình, dự án, em luôn tự đặt cho bản thân một câu hỏi: “Tại sao người ta làm được còn mình không làm được?” Và em đã thử, vừa học vừa làm với một thái độ cầu tiến”, Thu Hoài chia sẻ bí quyết hoàn thành cùng lúc nhiều mục tiêu “đa nhiệm”.
Trải nghiệm đặc biệt khi được “tiếp sức” phòng chống dịch. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) - Hướng nghiệp GPO
Tháng 7/2020, Lưu Thu Hoài bắt đầu trở thành tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất, tham gia dạy trẻ em tại Làng trẻ em SOS Hà Nội trong 3 tháng theo hình thức online. Đối với cô, đây cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị, bởi, trước đó nữ sinh chưa từng dạy học, và cũng là dịp để khơi dậy và lan tỏa tình yêu với môn Văn.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hồi (giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Văn) chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi năm học này, có học sinh xuất sắc như vậy. Thu Hoài là một học sinh năng động, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Mặc dù là học sinh tuyến huyện nhưng em rất tự tin, nỗ lực và nghiêm túc trong mọi việc được giao”.
Hoạt động tình nguyện giúp Thu Hoài có trải nghiệm đặc biệt khi trực tiếp là người đưa cơm cho người cách ly y tế vì dịch Covid-19 tại ký túc xá Trường Đại học Hải Dương. Trải nghiệm ngắn ngủi nhưng cũng đủ để khiến cô nữ sinh nhận ra những khó khăn và nghị lực của các y, bác sĩ là lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
“Hồi tháng 4, khi dịch vẫn chưa căng thẳng, em đã có dịp được mặc bảo hộ và đi giao cơm cùng nước uống trong một buổi chiều. Mặc đồ bảo hộ có 3-4 tiếng mà em còn toát mồ hôi ướt hết người, thế nên mới thấy lực lượng tuyến đầu giỏi cỡ nào. Đó chắc chắn sẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất tuổi 18 của em.
Được giúp đỡ người khác xong, trong lòng em cảm thấy rất vui, cảm giác khi nhìn họ vui thì mình cũng vui lây. Đó là niềm vui mà không phải ai cũng có được và không phải ở đâu cũng kiếm được. Qua những hoạt động thiện nguyện, em cũng cảm nhận rõ rệt hơn, không phải khi ta giàu mới cần sống tử tế mà có bao nhiêu giúp bấy nhiêu, giúp bằng chính sức lực của mình. Vì thế, trong tương lai, em mong muốn giúp đỡ được nhiều người hơn.
Về việc hỗ trợ trong dịch, em mong mình sẽ có thêm có cơ hội, còn nếu không, bản thân có bao nhiêu sẽ giúp bấy nhiêu. Hiện tại, em đang trích một phần thu nhập để ủng hộ quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19, biết đâu số tiền đó sẽ chung tay giúp nhiều người được tiêm sớm hơn”, Thu Hoài chia sẻ.
Muốn thử thách bản thân từ ngưỡng cửa vào đại học
Lý giải về việc lựa chọn các trường đại học quốc tế có cơ sở tại Việt Nam, nữ sinh Hải Dương chia sẻ: “Nhiều học sinh lựa chọn đi du học, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên phải học online ở nhà. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn học sinh không đi du học mà chọn đại học quốc tế ở Việt Nam, tỉ lệ cạnh tranh vì thế cũng cao hơn.
Em muốn thử sức mình nên đã nộp hồ sơ vào 2 trường đại học là Fullbright Vietnam và Swinburne Vietnam. Đồng thời, em cũng muốn chinh phục với trường đại học của Việt Nam có chất lượng đào tạo giảng dạy đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế - VinUni”.
Những ngày đầu chuẩn bị hồ sơ, cô nàng chuyên Văn luôn nỗ lực hoàn thành tốt bài luận bằng tiếng Anh, luyện nói tiếng Anh để vượt qua vòng phỏng vấn tại các trường đại học quốc tế. Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi đó, nữ sinh đã xuất sắc đạt được học bổng và hỗ trợ tài chính của cả 3 trường đại học trên, trong đó, học bổng của trường VinUni là 80%, Swinburne Vietnam là 40%.
Song song với đó, Lưu Thu Hoài còn đỗ nhiều trường đại học “top đầu” trong nước như Trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Luật Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngoại giao và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau khi cân nhắc, nữ sinh Hải Dương đã chọn trở thành tân sinh viên chuyên ngành Quan hệ Quốc tế của Học viện Ngoại giao. Thu Hoài chia sẻ: “Bản thân em muốn trải nghiệm môi trường năng động, vừa có cơ hội học kinh tế, truyền thông, chính trị giúp em có cái nhìn đa chiều về cuộc sống hơn”.
Thời gian qua, chứng kiến nhiều thí sinh trượt nguyện vọng 1 vào đại học vì điểm chuẩn khá cao, Thu Hoài bày tỏ: “Năm nay, điểm chuẩn các trường đại học tăng khá mạnh, khiến nhiều thí sinh có chưa có cơ hội vào ngôi trường mơ ước. Tuy nhiên, em tin là dù đỗ trường nào cũng là một cơ hội, được đi học đã là một cơ hội, bởi lẽ, quan trọng là các bạn sẽ học như thế nào và cố gắng bao nhiêu.
Em quen nhiều bạn tuy không học trường đại học thuộc “top đầu”, nhưng lại rất giỏi và có ý chí vươn lên. Bản thân em cũng cho rằng, môi trường chỉ là một phần, đừng vì thế mà thất vọng, câu chuyện tương lai còn ở phía trước”.
“Em không phải hình mẫu “con nhà người ta”, chỉ là em biết mình muốn gì và cần gì, em thích chinh phục những giới hạn của bản thân và có hướng đi cho riêng mình.
Vì thế, em muốn nhắn nhủ với các bạn học sinh, ngoài việc học, hãy phát triển bản thân ở nhiều mảng khác nhau. Chúng ta chẳng biết xã hội phát triển nhường nào và cơ hội đến khi nào, chỉ có luôn nỗ lực mới có thể tiến về phía trước. Còn về học tập, cũng cần biết cách học đúng chứ không nên chỉ đâm đầu vào học”, nữ sinh tâm sự.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo giaoduc.net
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cách học 8.0 IELTS Reading từ sinh viên Ngoại Thương
Chàng trai bốn lần đạt 9.0 IELTS chia sẻ cách tự học
Nữ sinh Ngoại thương tham gia thảo luận 'Diễn đàn sinh viên ASEAN 2021'
Đưa hình ảnh xe rác vào bài luận, nữ sinh giành học bổng 7 tỷ đồng
Xem thêm video của Hướng nghiệp GPO:
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 80
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 59
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 76
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 91
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 207
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 184
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 183
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 219
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công