Phấn đấu 30% học sinh vào trường nghề năm 2020
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020, học sinh sau THCS theo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 30%. Thông tin trên được ông Nguyễn Đắc Hưng cho biết tại hội thảo liên quan giáo dục nghề nghiệp mới đây.
Điều này đồng nghĩa cuối năm 2020, quy mô học sinh tốt nghiệp THCS vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp khoảng 320.000-330.000 em. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Sinh viên học về quản trị du lich. Ảnh: Trung cấp Việt Giao.
Trước đó, theo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 10 CT/TW, giai đoạn 2011-2015, cả nước có khoảng 80-85% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Mặc dù Bộ GD&ĐT có chủ trương khuyến khích học sinh vừa học chương trình bổ túc THPT kết hợp học nghề, chỉ có khoảng 8-10% học sinh sau THCS đi học nghề.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu phân luồng trong những năm qua là mở rộng quá nhiều trường THPT khiến học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được vào THPT dễ dàng.
Ngoài ra, nhiều trường trung cấp được nâng lên thành cao đẳng, chỉ tuyển học sinh tốt nghiệp từ THPT. Vì thế, học sinh sau tốt nghiệp THCS, ít dần cơ hội đi học trung cấp.
Học viên làm bánh. Ảnh: Hướng Nghiệp Á Âu.
Số học sinh sau tốt nghiệp THCS không được vào THPT (chiếm khoảng 15% hàng năm) không có cơ hội học tiếp các trường trung cấp. Tình trạng này càng làm trầm trọng thêm việc học sinh sau THCS không muốn đi học nghề mà tìm mọi cách để học THPT.
Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao là hết sức cần thiết. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, tỷ lệ học sinh sau THCS đi học nghề phải đạt ít nhất 30% mới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nước ta.
Nếu không phân luồng THCS tốt, cơ cấu nhân lực ngày càng bất hợp lý, không đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển của nền kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Số học sinh sau tốt nghiệp THCS không được vào THPT (chiếm khoảng 15% hàng năm) không có cơ hội học tiếp các trường trung cấp.
Sinh viên thực hành tại trường CĐ Cơ điện Hà Nội. Ảnh: Website nhà trường.
Ông Nguyễn Đắc Hưng cho rằng việc làm rõ chủ trương phân luồng sau THCS không phải chỉ ở các nước nghèo mà phổ biến ở tất cả nước trên thế giới. Đây không phải sự lựa chọn thiệt thòi của người nghèo mà là cách lựa chọn khôn ngoan, phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người trong nền kinh tế thị trường. Việc lựa chọn này hướng đến có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và cũng có cơ hội tăng tiến.
Phân luồng hướng nghiệp sau phổ thông phù hợp trình độ, điều kiện của người học, tạo phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả.
Đồng thời, xã hội cần xoá bỏ tâm lý mặc cảm hoặc kỳ thị đối với những người lựa chọn con đường học nghề sau khi tốt nghiệp THCS (vào các trường trung cấp hoặc vừa làm vừa học theo chương trình giáo dục thường xuyên).
Ông Hưng cũng cho rằng Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS. Đồng thời, chúng ta cần huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau THCS, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo, học lên các cấp cao hơn.
Cơ chế chính sách khuyến khích học sinh học nghề cần bổ sung. Học sinh dân tộc thiểu số, nghèo, thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau tốt nghiệp THCS cần được hỗ trợ kinh phí. Các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động cần được khuyến khích tham gia vào giáo dục nghề nghiệp và tuyển dụng lao động ở các cơ sở đào tạo nghề.
Mặt khác, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tích cực, chủ động, phối hợp các doanh nghiệp tham gia vào công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Mạng lưới giáo dục nghề nghiệp cần quy hoạch theo hướng không tăng các trường đại học, mở rộng các trường cao đẳng và trung cấp, đóng cửa các cơ sở đào tạo chất lượng thấp.
Huỳnh Anh - Zing News.
Bài viết khác
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 202
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 246
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 358
Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Xem thêm [+]Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Ngày đăng: 02/04/2025 - Lượt xem: 214
Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Xem thêm [+]10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Ngày đăng: 01/04/2025 - Lượt xem: 184
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 52
Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 140
Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Xem thêm [+]Gần 20 đại học công bố mức quy đổi điểm IELTS năm 2025
Ngày đăng: 27/03/2025 - Lượt xem: 72
Gần 20 đại học công bố mức quy đổi điểm IELTS năm 2025
Xem thêm [+]Tuyển sinh ĐH 2025: Thí sinh có SAT, IELTS mất cơ hội tuyển thẳng
Ngày đăng: 26/03/2025 - Lượt xem: 62
Tuyển sinh ĐH 2025: Thí sinh có SAT, IELTS mất cơ hội tuyển thẳng
Xem thêm [+]Đại học đua nhau mở hàng chục ngành mới, xét tuyển trong năm 2025
Ngày đăng: 23/03/2025 - Lượt xem: 127
Hàng chục ngành đào tạo mới sẽ được các trường đại học mở và xét tuyển trong năm 2025.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công