Phụ huynh như 'ngồi trên đống lửa', chờ đợi công bố môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT
Thời gian từ nay đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội không còn nhiều. Nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng học và ôn tập của con khi vẫn phải học online kéo dài. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội vốn được ví căng thẳng như thi đại học. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 “vắt chân lên cổ” để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn học trực tuyến.
Duy trì hiệu quả việc học trực tiếp
Chương trình học kỳ I đã chuẩn bị đi hết chặng đường. Đến thời điểm này, thành phố mới chỉ cho phép học sinh lớp 9 ở 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp. Tại các trường cho học sinh đi học trở lại, thầy và trò đang dồn sức để ôn tập, củng cố kiến thức, vừa thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, với mong muốn duy trì việc học trực tiếp được lâu dài và hiệu quả.
Là một trong số 18 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cho học sinh lớp 9 đi học trở lại, Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn đã hướng dẫn các nhà trường tổ chức tập dượt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ năng xử lý nếu phát hiện ca F0 khi đang tổ chức dạy học.
Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn cho biết, các trường trên địa bàn đã chủ động xây dựng kịch bản tổ chức dạy học, tận dụng tối đa thời gian học sinh học trực tiếp để rà soát, bồi dưỡng, tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng, nhất là đối với các môn có trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông.
So với các năm học trước, học sinh lớp 9 toàn thành phố năm nay thiệt thòi hơn vì phải trải qua 2 năm liền học trực tuyến. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh, Trường THCS Hạ Bằng (huyện Thạch Thất) ưu tiên bố trí các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy khối lớp 9.
Trường THCS Hạ Bằng có 4 lớp 9 với 157 học sinh đã được đến trường học trực tiếp. Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, bên cạnh các hoạt động đảm bảo về phòng chống dịch, trường đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh cuối cấp chuẩn bị thi vào lớp 10. Trong thời gian này, trường tiếp tục duy trì việc học bổ trợ miễn phí vào buổi chiều với học sinh lớp 9, rà soát, phân loại, đánh giá học lực học sinh để có kế hoạch ôn tập phù hợp với từng em.
Sau 3 tuần triển khai cho học sinh lớp 9 đi học trực tiếp, huyện Ba Vì đã bảo đảm điều kiện an toàn cho học sinh và giáo viên. Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GDĐT huyện Ba Vì cho biết, tận dụng thời gian học sinh được đến trường, các trường trên địa bàn huyện đã tập trung ôn tập lại kiến thức học trực tuyến, sau đó kết hợp dạy chương trình mới và củng cố kiến thức, hỗ trợ thêm cho học sinh chưa nắm được bài.
Chờ đợi công bố môn thi thứ 4
Trong khi học sinh lớp 9 tại 18 huyện, thị xã được đi học trở lại thì học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn chưa được đến trường. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 “vắt chân lên cổ” để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay các em vẫn đang phải học trực tuyến kéo dài. Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về “tấm vé” vào lớp 10 công lập năm nay của con.
Gần 2 năm học trực tuyến, con trai chị Nguyễn Hồng Tươi (quận Ba Đình), học sinh lớp 9 Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã quen với việc học chính khóa và học thêm online. Tuy nhiên vì là năm cuối cấp nên cả hai mẹ con chị Tươi đều cảm thấy rất áp lực khi thời gian từ nay đến kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập chính thức diễn ra không còn nhiều. Chị Tươi chia sẻ: “Học online rất hạn chế khả năng tiếp thu của con. Trong khi tính cạnh tranh của kỳ thi này rất cao, tỉ lệ đỗ trường công lập chỉ khoảng hơn 60% nên tôi rất lo lắng”.
Không được đến trường học trực tiếp, học sinh lớp 9 chỉ được học và ôn tập cùng thầy cô qua màn hình vi tính. Hơn thế, thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ 4, thế nên học sinh phải cùng lúc học và ôn tập tất cả các môn. Anh Nguyễn Thanh Tú (quận Long Biên) cho rằng, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh.
“Các con học sinh lớp 9 năm nay rất thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong học tập. Học online kéo dài các con đã rất căng thẳng rồi nên tôi cho rằng, thành phố nên sớm công bố môn thi thứ 4 để các con có kế hoạch ôn tập cụ thể. Đừng như năm ngoái công bố vào phút chót khiến các con tăng áp lực”, anh Tú nêu quan điểm.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết Online, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông cho biết, do lo lắng về hiệu quả học tập của học sinh nên hiện nay nhiều phụ huynh có con học lớp 9 trên địa bàn bày tỏ mong muốn được các trường tổ chức lịch dạy phụ đạo kiến thức 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh cho các con. Tuy nhiên, nhằm giảm áp lực học trực tuyến cho học sinh, TP Hà Nội chưa cho phép các trường dạy thêm buổi chiều cho học sinh nên về vấn đề này, Phòng GDĐT quận Hà Đông phải xin ý kiến của Sở GDĐT.
Bà Hằng cũng cho biết, thời gian tới, phòng sẽ triển khai lấy ý kiến phụ huynh về nguyện vọng có nên tổ chức thi môn thứ 4 hay không, sau đó đơn vị sẽ có đề xuất với Sở GDĐT.
Theo quan điểm của Trưởng phòng GDĐT quận Hà Đông, với năm học đặc biệt, học trực tuyến kéo dài gần hết học kỳ I như năm nay, thành phố nên tính đến phương án bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh. Nếu không giảm hoặc không công bố sớm, học sinh vừa phải học vừa phải ôn tập tất cả các môn, học sinh sẽ vất vả và áp lực.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo đaioanket.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thi tuyển lớp 10 Hà Nội: Đề xuất bỏ môn thi thứ 4
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công