Quan điểm giáo dục tại Mỹ thay đổi vì Covid-19
Sau gần 2 năm chịu tác động của Covid-19, hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Mỹ có nhiều biến đổi đáng kể. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Kể từ tháng 3/2020, nhiều trường học tại Mỹ phải thay đổi phương thức dạy học để phòng, chống dịch Covid-19. Hầu hết trường học đều chọn cách dạy online. Một số cơ sở giáo dục tư nhân cung cấp dịch vụ dạy học tại nhà cho những gia đình có nhu cầu.
Theo Politico, sự kiện này đã khiến nhiều học sinh và phụ huynh cảm thấy bản thân đang tham gia một cuộc thử nghiệm quy mô toàn quốc về cách dạy học mới. Đồng thời, nó cũng tạo ra cách phân chia trách nhiệm mới cho các gia đình, nhà trường.
Sau hơn 18 tháng, đại dịch đã tạo ra một làn sóng mới, làm thay đổi một số khía cạnh và quan điểm dạy học của nền giáo dục Mỹ. Theo đó, một số địa phương phát triển các khóa học online lâu dài dành cho học sinh bậc phổ thông, thay vì chỉ cung cấp phương án tạm thời như trong đại dịch.
Các trường đại học Mỹ cũng đưa ra nhiều chính sách mới như tuyển sinh không yêu cầu điểm SAT hoặc ACT. Ngay cả những trường hàng đầu thuộc Ivy League như Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania, Đại học Cornell,... cũng áp dụng cách này.
Ngoài ra, hàng nghìn nhà giáo dục trên toàn nước Mỹ, từ mầm non đến đại học, đang tìm những cách thức mới mẻ để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo ngay cả trong tình hình học tập bị hạn chế do dịch. Họ cũng tìm cách khai thác công nghệ và cung cấp các dịch vụ học tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong đại dịch.
Phát triển chương trình học online dài hạn
Học online trong đại dịch trở thành điều không thể tránh khỏi và khiến nhiều học sinh gặp khó khăn vì không thể thích nghi kịp. Nói cách khác, điều này đã trở thành rào cản và tạo ra khoảng cách lớn trong nền giáo dục của quốc gia này.
Curriculum Associates đã thực hiện một so sánh về điểm kiểm tra của trẻ em tại California (Mỹ) vào năm 2019 và 2020. Kết quả cho thấy kết quả học tập của trẻ năm 2020 giảm sút rõ rệt so với năm 2019, khi đại dịch chưa xảy ra. Phân tích của công ty McKinsey & Company cũng cho thấy học sinh tiểu học tại Mỹ hoàn thành năm học 2020-2021 chậm hơn 5 tháng đối với môn Toán và 4 tháng đối với môn Đọc.
Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề bất cập, một số học sinh lại chứng minh được thế mạnh của học trực tuyến mang lại. Đặc biệt, điều này phổ biến hơn ở những học sinh nhỏ tuổi.
Một cuộc khảo sát mới đây của Politico và trường Harvard T.H. Chan School of Public Health cho thấy 29% phụ huynh sống ở vùng sâu, vùng xa muốn con được học online toàn thời gian hoặc học online kết hợp trong năm học tới.
Một khảo sát khác của tổ chức phi lợi nhuận RAND tại các trường phổ thông vào năm 2020 cho biết 1/5 học sinh đã lên kế hoạch đăng ký học online toàn thời gian sau đại dịch.
Tuy nhiên, qua khảo sát, tổ chức phi lợi nhuận RAND lưu ý rằng các học sinh đăng ký học online có kết quả kém hơn ở môn Toán, Đọc, Khoa học, Lịch sử, Viết so với học sinh tham gia các lớp học truyền thống.
Các chuyên gia tin rằng hậu Covid-19, hầu hết học sinh sẽ trở lại trường học. Nhưng đối với nhóm học sinh dễ bị tổn thương, học online có thể là lựa chọn tốt. Tương tự, phương án này sẽ phù hợp với một số gia đình muốn kết hợp giáo dục tại nhà và giáo dục công lập.
Học sinh mắc bệnh mạn tính, học sinh vùng sâu vùng xa và các trường học thường bị gián đoạn việc dạy học do thiên tai, cũng có thể áp dụng chương trình dạy trực tuyến để đảm bảo lợi ích và theo kịp tiến độ bài giảng.
Tuy nhiên, nếu muốn triển khai dạy online lâu dài, các cơ sở giáo dục phải thận trọng để không phát sinh những tình huống ngoài ý muốn, đồng thời giúp học sinh đảm bảo khả năng tiếp thu bài.
Công nghệ chiếm ưu thế
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết học sinh tại Mỹ đều có thiết bị điện tử riêng. Các chuyên gia cho rằng, dù sau này Mỹ khôi phục hoàn toàn chương trình học trực tiếp, công nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh kết nối và hình thành các nhóm học tập từ xa.
Precious Allen, giáo viên trường Betty Shabazz International Charter (bang Chicago), cho biết học sinh của cô đã ứng dụng công nghệ để tập viết blog, tạo trò chơi và tổ chức câu lạc bộ sách với các học sinh ở West Virginia, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Moldova.
Giống như nhiều giáo viên khác, cô Allen cảm nhận được sự thay đổi của mối quan hệ giáo viên - phụ huynh nhờ tác động của các lớp học ảo. Trước đại dịch, con người đã sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên. Tuy nhiên, đại dịch lại khiến những món đồ này tạo ra nhiều biến đổi tích cực về mặt giao tiếp, kết nối.
Nữ giáo viên tin rằng trong tương lai, các bậc phụ huynh bận rộn có thể gặp gỡ và bàn bạc với giáo viên thông qua những ứng dụng như Zoom, Meet thay vì mất nhiều thời gian đến trường học.
Khi việc học online trở nên phổ biến trong đại dịch, các bang Texas, California đã cung cấp 2 triệu thiết bị (chủ yếu là máy tính xách tay và máy tính bảng) cho các học sinh gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều học sinh nông thôn còn phải đối mặt với vấn đề truy cập do đường truyền Internet không đảm bảo.
Theo báo cáo của Common Sense và Southern Education Foundation, ước tính khoảng 12 triệu học sinh Mỹ thường bị ngắt kết nối hoặc gặp đường truyền mạng kém khi học online.
Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trên cả nước. Với những nơi chưa được Chính phủ hỗ trợ, chính quyền địa phương đã chủ động lắp đặt các thiết bị thu phát Internet để hỗ trợ trẻ học tập trong đại dịch.
Common Sense nhấn mạnh, việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giúp trẻ hoàn thành chương trình học ở trường, tiếp cận với dịch vụ y tế từ xa. Đồng thời, công nghệ cũng hỗ trợ trẻ tìm đến các nguồn lực tiềm năng để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống và việc học tập trong tương lai.
Tuyển sinh đại học thay đổi
Trong nhiều thập kỷ qua, SAT và ACT là hai phần bắt buộc của tuyển sinh đại học Mỹ, dù điều này gây bất lợi cho nhóm thí sinh thiểu số và thu nhập thấp. Khi Covid-19 bùng phát, nhiều trường cho phép sĩ tử đăng ký hồ sơ mà không cần đến hai bài kiểm tra này.
Năm 2020, đại dịch khiến các trường học đóng cửa. The College Board, tổ chức quản lý kỳ thi SAT cũng hủy bỏ và hoãn ngày thi. Trước tình hình đó, nhiều trường đại học thông báo tạm thời không yêu cầu thí sinh nộp điểm thi SAT trong kỳ tuyển sinh đại học 2021.
Theo CNBC, một số đại học lớn, tuyển sinh gắt gao như Williams College, Viện Công nghệ California, Đại học California, cũng chấp thuận phương thức này. Theo sau đó là các trường thuộc Ivy League như Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Pennsylvania,...
Điều này đã tạo ra "cơn sốt" tuyển sinh tại các trường đại học hàng đầu. Theo Forbes, trong năm 2021, Đại học Havard nhận hơn 57.000 hồ sơ, tăng 43% so với năm 2020. Đại học Columbia cũng nhận được hơn 60.000 đơn đăng ký, tăng 51%.
Về lý thuyết, đây là cơ hội lớn cho tất cả học sinh thử sức với các trường đại học hàng đầu và có quyền hy vọng sẽ trúng tuyển. Thực tế, số thí sinh được nhận rất thấp. Tại Harvard, hơn 95% người bị từ chối hồ sơ, Đại học Columbia cũng chỉ nhận 3,7% số người đăng ký.
Trong một khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận ACT, hầu hết đại học Mỹ cho biết trong vài năm tới, họ khó có thể yêu cầu các bài thi chuẩn hóa đối với thí sinh. Trước mắt, các trường vẫn áp dụng cách làm này và sẽ phải xem xét liệu những thí sinh trúng tuyển không cần SAT hoặc ACT có kết quả học tập ra sao so với thí sinh khóa trước.
Một trường hợp ngoại lệ là Đại học Wake Forest. Đây là cơ sở giáo dục đại học hiếm hoi tại Mỹ không bắt buộc SAT và ACT kể từ năm 2008. Tuy nhiên, những sinh viên của trường này vẫn luôn làm tốt ở môi trường đại học.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tuyển sinh đại học tại Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một số chuyên gia giáo dục nói rằng các bài thi chuẩn hóa chỉ là bước đầu hướng đến hệ thống tuyển sinh đại học công bằng cho tất cả đối tượng dự tuyển.
Nói tóm lại, Covid-19 đã làm thay đổi một phần trong hệ thống tuyển sinh đại học Mỹ. Nhưng Mỹ vẫn cần một khoảng thời gian dài để hoàn thiện và giúp tất cả học sinh thuộc mọi đối tượng xã hội có thể tiếp cận dễ dàng với cách thức tuyển sinh đại học.
Trước sự bùng nổ của những bộ hồ sơ đại học thiếu điểm SAT và ACT, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh cần tận dụng thời gian và biết thể hiện bản thân theo cách chân thực nhất khi làm hồ sơ đăng ký đại học.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo zingnews.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thêm đại học 'tự chủ', học phí cao nhất 60 triệu đồng/năm
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công