Sáng chế thay thế đôi mắt của người khiếm thị
Nằm trong danh sách những công trình, giải pháp sáng tạo khoa học, công nghệ của Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021, sáng chế “Thiết bị thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người khiếm thị” do cô và trò Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) thực hiện sẽ là công cụ hữu hiệu trong tương lai hỗ trợ người khiếm thị trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Nhóm tác giả nhận Giải Tư Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021.
Sáng chế “Thiết bị thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người khiếm thị” được nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thành năm 2021 nhằm mục đích giúp người khiếm thị di chuyển đúng hướng, người thân của người sử dụng có thể kiểm tra và hỗ trợ người khiếm thị đi đến những địa điểm cụ thể thông qua tính năng GPS. Nhờ tính sáng tạo và hiệu quả sử dụng cao, thiết bị đã đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2021 (do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh tổ chức) và Giải Tư Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021.
Thiết bị sử dụng phần mềm dựa trên các thuật toán được viết trên Visual Studio 2019 do em Trương Minh Đức và Nguyễn Bình An tự lập trình. Ngoài ra, nguyên liệu được các em tự lựa chọn, mua sắm để thiết kế thành các linh kiện trong thiết bị. Theo em Trương Minh Đức, thiết bị này có trọng tâm phát triển ở phần mềm và thuật toán, không phụ thuộc quá nhiều vào phần cứng, những thành phần cấu tạo đa số đều có thể tái sử dụng hoặc được bán trên thị trường với giá thành rẻ, vì vậy sẽ giảm thiểu giá thành cho người sử dụng, độ chính xác cao hơn các thiết bị cảm biến, an toàn và tiện lợi, có thể hoạt động mọi lúc mọi nơi mà không cần kết nối internet.
Tại các cuộc thi, thiết bị được đánh giá có tính ứng dụng cao, có thể lưu thông rộng rãi, có hiệu quả hỗ trợ rất lớn đối với người khiếm thị, tỉ lệ xác định đường đi có độ chính xác cao, tốc độ tính toán xác định vật cản cao, khả năng kiểm soát và lưu trữ hiệu quả. Với ưu điểm chi phí vừa phải, khá dễ dàng lắp đặt vận hành, không phụ thuộc quá nhiều vào cảm biến và các thiết bị đặc biệt, đồng thời dễ dàng sử dụng và điều khiển thông qua chương trình trình chiếu dữ liệu trên máy tính (DDPU- Desktop Data Presentation Unit).
Là giáo viên trực tiếp hướng dẫn công trình nghiên cứu, cô Đinh Thị Hồng Vân (Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) chia sẻ, cô rất tâm đắc với ý tưởng nghiên cứu của nhóm. Bởi thiết bị nếu được chế tạo thành công có thể thay thế cho đôi mắt của người khiếm thị, giúp họ tránh được những tai nạn đáng tiếc, tiện lợi hơn trong việc sinh hoạt. Để hoàn thiện thiết bị, nhóm nghiên cứu đã không ít lần gặp thất bại trong việc thử nghiệm. Nhưng sau những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các em đã tìm ra những thiết sót và khắc phục nhanh chóng.
Sau khi chế tạo và thực nghiệm thành công, sản phẩm đã hoạt động ổn định và đáp ứng tốt một số yêu cầu đặt ra ban đầu như xác định vật cản, chỉ dẫn hướng đi và định vị GPS. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để tối ưu hóa thiết bị cả về tính năng hoạt động và giá thành sản phẩm, hy vọng có thể phát triển thiết bị thành một sản phẩm thương mại trong tương lai.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Yến Nhi
Theo daidoanket.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thi tốt nghiệp THPT có thể diễn ra nhiều lần trong năm
Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 12
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công