Sinh viên ra trường làm trái ngành: Chông chênh hướng nghiệp
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong đề án tuyển sinh đại học (ĐH) hàng năm các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất… Số liệu về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp rất quan trọng đối với các cơ sở đào tạo.
Sinh viên thiếu kỹ năng mềm
Thời gian qua thống kê của các trường ĐH về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng đến 1 năm tương đối cao, từ khoảng 80-95% tùy từng cơ sở đào tạo.
Ông Bùi Tiến Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) cho rằng, một cơ sở đào tạo tốt thì cần phải có những sản phẩm đầu ra tốt, đó chính là các sinh viên phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng. Trước mắt bảo đảm mọi sinh viên ra trường phải có được việc làm, sau đó sẽ đề cập đến vấn đề việc làm đúng ngành, nghề đào tạo và có thu nhập cao và cuối cùng là chất lượng của sinh viên phản ánh qua hiệu quả công việc thông qua 3 trụ cột là kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Chính vì vậy, theo ông Dũng, số liệu về việc làm sinh viên sau tốt nghiệp rất quan trọng đối với các cơ sở đào tạo, đây là căn cứ để giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo; Phản ánh chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, sẽ thu hút được học sinh phổ thông đăng ký vào học tại trường. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đặt hàng đào tạo theo nhu cầu, là cơ sở để nhà nước giao nhiệm vụ.
Theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH năm 2021 do Bộ GDĐT công bố, các lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức cao (đạt tỷ lệ trên 85%), bao gồm: Dịch vụ vận tải (89,2%); Nghệ thuật (85,4%); Thú y (85,2%). Còn ở năm 2020, kết quả khảo sát từ báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GDĐT công bố cho thấy có 5 trở ngại lớn khi sinh viên ra trường tìm việc. Đó là thiếu hoặc không có thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp; thiếu kỹ năng ngoại ngữ, vi tính; thị trường lao động bão hòa; thiếu hiểu biết về thị trường lao động và công việc được nhận không có mức lương đảm bảo.
Đại diện nhiều nhà tuyển dụng cho rằng, nhiều lý thuyết đang được giảng dạy ở các trường ĐH không đúng với thực tế các doanh nghiệp đang sử dụng, vận hành. Hiện nay, các công ty tuyển dụng có khuynh hướng tiếp nhận những người làm được việc ngay. Ngoài chương trình đào tạo, 41,6% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐH đang thiếu kỹ năng mềm. Đây chính là hạn chế lớn nhất của sinh viên, tác động đến cơ hội có được việc làm và việc làm chất lượng.
Trên 24% sinh viên làm trái ngành
Kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học gồm TS Trần Quang Tuyến, TS Vũ Văn Hưởng và Nghiên cứu sinh Vũ Bích Ngọc - Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%. Nhóm đã sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê các năm 2018, 2019 và 2020, trong đó tập trung vào lao động có bằng cấp cao nhất tốt nghiệp ĐH và làm công ăn lương.
Theo TS Trần Quang Tuyến - làm trái ngành là khi người lao động đảm nhận các công việc không phù hợp với lĩnh vực được đào tạo. Để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu tập trung đo lường ở nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý, bởi số lao động ĐH từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hiện nay (khoảng 28,6% năm 2018 và 29,5% năm 2020). Phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ làm việc trái ngành của nhóm ngành Quản lý, Kinh doanh tăng dần đều theo độ tuổi.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên làm trái ngành nghề, là do công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh không làm tốt. Việc học sinh ra trường không làm đúng ngành nghề, có thể trong quá trình học thì họ cảm thấy ngành nghề không phù hợp với bản thân, nên khi sinh viên ra trường, tiếp xúc với xã hội thì có nhu cầu khác. “Hiện giờ phải thống kê nhu cầu của xã hội như thế nào, để giới thiệu và hướng nghiệp cho học sinh chọn lựa”- ông Nhĩ nói.
Theo Đại đoàn kết
Bài viết khác
Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 33
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lệ phí thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 10/01/2023 - Lượt xem: 210
Năm 2023, lệ phí thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội là 500.000 đồng một lượt thi, tăng 66% so với năm ngoái.
Xem thêm [+]Chứng chỉ ngoại ngữ: Xu thế sử dụng 'hàng nội'
Ngày đăng: 01/01/2023 - Lượt xem: 222
Sau thời gian triển khai, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ khung 6 bậc Việt Nam (VSTEP) dần khẳng định uy tín.
Xem thêm [+]Dừng thi chứng chỉ IELTS, tuyển sinh đại học 2023 có ảnh hưởng không?
Ngày đăng: 12/11/2022 - Lượt xem: 322
Thông tin các kỳ thi IELTS tại Việt Nam tạm dừng bắt đầu từ ngày 10/11 khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, theo một số trường đại học thì việc dừng này chưa ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh 2023 của các trường. Nhưng với những thí sinh có dự định đi du học hoặc xuất khẩu lao động có thể sẽ bị ảnh hưởng và cần có tính toán phù hợp trong...
Xem thêm [+]Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ thay đổi ra sao?
Ngày đăng: 17/10/2022 - Lượt xem: 349
Chỉ tiêu xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả những kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 dự kiến sẽ tăng.
Xem thêm [+]Những kết quả nổi bật thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo
Ngày đăng: 11/10/2022 - Lượt xem: 288
Báo cáo gửi Quốc hội của Bộ GD&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 có nội dung về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Xem thêm [+]Hệ lụy khi phụ huynh thay con quyết định nghề nghiệp tương lai
Ngày đăng: 01/10/2022 - Lượt xem: 292
Cứ đến mùa xét tuyển, mỗi ngày có hàng trăm phụ huynh gọi điện hỏi thông tin hoặc đến tận trường ĐH, CĐ nhờ tư vấn để chọn ngành cho con, điều chỉnh nguyện vọng... trong khi đúng ra đây là việc của thí sinh.
Xem thêm [+]Trượt đại học vì chọn sai phương thức xét tuyển
Ngày đăng: 20/09/2022 - Lượt xem: 371
Sau khi Đại học Y Dược (Đại học Huế) công bố điểm chuẩn hôm 15/9, Đặng Công Hùng, cựu học sinh trường THPT Bùi Dục Tài, Quảng Trị đứng ngồi không yên. Hùng được 25,35 điểm khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) nhưng không trúng tuyển ngành Dược học của trường này, dù thừa 0,25 điểm.
Xem thêm [+]Tầm quan trọng của hướng nghiệp
Ngày đăng: 19/09/2022 - Lượt xem: 549
Với vài bước tìm hiểu qua loa với từ khóa "ngành xét khối A", em chọn Thương mại điện tử và trúng tuyển. Em hối hận và không biết nên học hay năm sau thi lại.
Xem thêm [+]Sau năm 2025 có còn thi tốt nghiệp THPT và các trường ĐH tuyển sinh thế nào?
Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 1853
Năm học 2022 – 2023 bắt đầu áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 10, cấp THPT. Do định hướng nghề nghiệp nên học sinh học những môn bắt buộc và những môn tự chọn.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công