Thạc sĩ Việt tại Pháp chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho tân du học sinh
Anh Nguyễn Đức Diện, tốt nghiệp bằng Giỏi Đại học Xây dựng – Khoa Xây dựng Pháp ngữ năm 2016. Đạt học bổng AUF – Châu Á Thái Bình Dương sang Pháp làm thạc sĩ năm 2016-2017.
Sau khi hoàn thành bằng thạc sĩ xây dựng tại trường Ecole Nationale des Travaux Publics de l'Etat (ENTPE) – trực thuộc Đại học Lyon danh tiếng, chàng trai Việt tiếp tục học thạc sĩ Kinh tế - Master commerce internationale 2017-2019.
Thạc sĩ Việt cho hay, tại Pháp anh đã làm thêm qua gần như tất cả các công việc, điểm danh các công việc tại Pháp cho sinh viên có thể kế đến: phục vụ bàn tại nhà hàng, nhân viên bán hàng, trông trẻ, hướng dẫn viên du lịch, giao hàng (livreur), nhân viên lễ tân, nhân viên thu ngân, tiếp viên sự kiện /nhà cung cấp /người quảng bá sản phẩm...
Thạc sĩ Nguyễn Đức Diện (trái, ngoài cùng) hiện đang học tiếp bằng thạc sĩ thứ 2 (về Kinh tế) tại Pháp.
Dưới đây là phân tích của anh Diện về những công việc mà du học sinh hay làm nhất tại Pháp:
Phục vụ nhà hàng (Serveur/serveuse): Đây là công việc rất dễ dàng cho một bạn sinh viên mới sang có thể kiếm được tại Pháp. Tuy nhiên mật độ nhà hàng sẽ giảm dần với độ rộng và to của thành phố. Chẳng hạn các bạn ở Paris sẽ rất dễ dàng tìm kiếm công việc phục vụ trong khi các bạn ở tỉnh sẽ khó hơn.
Làm nhà hàng sẽ chia ra làm nhà hàng tây và nhà hàng ta. Làm nhà hàng tây những chỗ có thể làm như KFC, MC Donald, các tiệm ăn nhanh traiteur, sushi…
Đặc điểm làm cho các nhà hàng này là các bạn cần giỏi tiếng một chút. Giỏi tiếng để làm gì? Để làm hợp đồng cho rõ ràng chuẩn chỉ, để nếu bị chủ áp bức bắt ép còn “bật lại” và đặc biệt là còn để giao tiếp với khách, tuy nhiên theo mình đánh giá khi các bạn làm việc trong môi trường tây thì các bạn sẽ được rất nhiều thứ đặc biệt là phong cách làm việc nghiêm túc, chế độ với nhân viên nghiêm chỉnh và tiền tip nhiều (do văn hóa người tây hay gửi tiền tip cho nhân viên khi ăn xong)…
Tiếp tục trường hợp thứ hai – sinh viên làm tại nhà hàng Việt Nam, Trung Quốc… Đặc điểm du học sinh làm việc tại đây là ngoại ngữ có thể kém hơn chút, hoặc không nói được gì. Bạn trẻ sẽ làm trong môi trường đa số người Việt Nam, được cái không phải nói tiếng Pháp, tuy nhiên lương lậu có thể thấp hơn, thời gian làm việc có thể nhiều hơn (làm xong việc mới được về).
Lời khuyên cho các bạn làm tại các nhà hàng Việt Nam tại Pháp là phải làm hợp đồng lao động thật chuẩn, trong trường hợp có biến cần lôi hợp đồng ngay lập tức. Đã có rất nhiều trường hợp chủ và nhân viên cãi nhau về chuyện làm ít giờ nhiều giờ trả lương không đúng như thỏa thuận,…
Nhân viên bán hàng (Vendeur): Công việc này mình đã làm rất nhiều nên khá tự tin chia sẻ với mọi người. Tại Pháp có rất nhiều kiểu bán hàng thuê cho sinh viên.
Bởi vì chúng ta còn đi học tuy nhiên chắc chắn các công việc chúng ta hướng tới là làm các công việc bán hàng part-time. Những công việc này sẽ đem lại cho bạn một khoản tiền tức thì và nhiều, đôi khi làm 5-10 ngày đủ tiền ăn cho vài cả tháng.
Vậy thì bán cái gì, bán cho ai? Tại Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, hàng tuần hàng tháng có các hội chợ (tiếng pháp là foire, salon) tại đây dân cư từ các nơi đến bán các của ngon vật lạ và đương nhiên người Việt Nam mình cũng đến đó mở ra các quầy bán đủ các thứ.
Vậy công việc của chúng ta là sẽ được thuê để đến đó bán trong vài ngày ở hội chợ đó, thông thường họ sẽ lo cho mình đi lại và ăn ở, hàng ngày mình chỉ phải đến quầy để bán hàng.
Công việc diễn ra từ 3-7 ngày, sau khi kết thúc hội chợ lấy lương luôn và lại đi về đi học bình thường. Nói chung công việc này khá thích hợp với sinh viên, mình có thể làm khi mình muốn, tiền kiếm được phụ thuộc khả năng bán hàng của từng người lại không vất vả mấy.
Trông trẻ (Nounou): Cái này thường phù hợp cho các bạn nữ, yêu trẻ em. Công việc thường sẽ bắt đầu khi bọn trẻ tan học đón chúng nó về và nấu ăn cho chúng nó, chơi với chúng nó đến khi bố mẹ chúng nó về. Nói chung khá nhẹ nhàng được trả lương bằng mức lương tối thiểu SMIC có làm hợp đồng như bình thường.
Giao hàng (Livreur): Cái này chắc chỉ phù hợp cho con trai, ở Việt Nam chúng ta gọi là “shipper” đó. Kiểu này đặc biệt nhiều dân Viêt Nam làm cho các quán sushi, đa số dân giao hàng của sushi toàn là người Việt Nam luôn. Mình còn nhớ ngày xưa nghe kể hội người Việt Nam “thầu” giao hàng cả quận 16 Paris luôn.
Quá trình học tập tại Pháp, anh Diện đã trải qua nhiều công việc làm thêm khác nhau.
Tìm việc làm thêm và cân đối thời gian với học tập
Theo thạc sĩ Diện, các du học sinh muốn làm thêm tại Pháp có thể hỏi anh chị bạn bè đi trước, những người đã đi làm rồi, họ sẽ có các mối quan hệ trước.
Các bạn nhớ chuẩn bị sơ yếu lý lịch (CV) và thư xin việc ổn một chút nếu muốn làm cho Tây, còn ở Việt Nam thì chắc cần "khéo ăn khéo nói" và nhiệt tình là được nhận.
Thông tin việc làm thêm có thể tìm ở các thông báo dán tại bảng tin trường, tòa nhà, công cộng; các trang web như letudiant.fr ; indeed.fr ; emploi.org ; hotessejob.com.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân từ những trải nghiệm suốt quãng thời gian là du học sinh tại Pháp, anh Diện nhắn nhủ các tân sinh viên: “Khi đã tìm kiếm được công việc làm thêm ưng ý, không nên tham đi làm quá, làm vừa đủ thôi vì kiếm được nhiều tiền quá sẽ chẳng có thời gian đi tiêu đâu mà tiền đó sẽ đập vào việc... đi học lại đấy, nhiều trường nhiều hệ còn không cho thi lại nữa, tạch môn là học lại cả năm luôn đó”.
Thời gian làm việc cho du học sinh tại Pháp tối đa là 964h/năm, tính trung bình là vào khoảng 18 tiếng/tuần nếu đi làm cả năm (tương ứng với 53 tuần). Tùy điều kiện mà các bạn có thể phân chia lại thời gian đi làm sao cho phù hợp.
Chẳng hạn, các bạn có thể làm toàn thời gian (tương đương với 35h/tuần) trong suốt 3 tháng hè để tập trung vào việc học trong năm học chính khóa, hoặc kết hợp vừa đi học vừa đi làm đều đặn để có thể về nước hoặc đi du lịch khi hè đến.
Dù phân bổ thời gian như thế nào thì các bạn cũng không thể đi làm vượt quá tổng thời gian quy định 964h/năm, nếu vi phạm có thể bị thu hồi visa hoặc thẻ cư trú.
“Sinh viên đi làm thêm thường được nhận mức lương tối thiểu (tiếng Pháp gọi là SMIC), năm 2019 là 10.03€/h trước khi trả thuế, tương ứng với khoảng 600€/tháng nếu đi làm đều đặn 18 – 20h/tuần.
Các bạn nhớ đã đi làm là phải kí hợp đồng, sau 1 đến 2 ngày thử việc đòi kí hợp đồng luôn. Nếu chủ không kí thì bỏ luôn. Bởi không có hợp đồng là không có bằng chứng gì để cãi đâu nhé”, anh Diện chia sẻ.
Lệ Thu - Dân trí.
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 50
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công