Thất nghiệp vì Covid-19, một số người Mỹ chuyển sang nghề lập trình
Đại dịch COVID-19 khiến nhiều người Mỹ lâm vào tình trạng thất nghiệp. Họ buộc phải chuyển nghề để kiếm sống. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu liệu bạn đã sẵn sàng cho việc thay đổi nghề nghiệp không nhé!
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc tiếp tục công việc khi một số người bị buộc thôi việc vì công ty cần cắt giảm nhân sự. Trong khi đó, một số nơi phải tạm đóng cửa khiến nhiều nhân viên nghỉ làm. Vì vậy, nhiều người Mỹ đã dành khoảng thời gian này để tìm công việc mới, có những người tìm đến nghề lập trình viên.
Chia sẻ với Insider, Aaron Kolatch, một nhân viên pha chế rượu ở thành phố New York cho biết anh quyết định đổi nghề vì đại dịch đã khiến các quán bar đóng cửa. Ngoài ra, Kolatch cũng cho biết một lý do khác khiến anh muốn tìm một công việc mới là để có nhiều thời gian với gia đình.
"Tôi làm việc theo ca tối và thường đi ngủ lúc 4 giờ sáng. Khi tất cả các quán bar ở New York đóng cửa, có lẽ đây là lần đầu tiên trong 5 năm chúng tôi ở cùng nhau mà tôi thực sự được gặp vợ mình hàng ngày", Kolatch cho biết.
Kolatch đang tìm kiếm một công việc phát triển phần mềm khi làm việc cho Hack Reactor. Kolatch bày tỏ rằng đại dịch đã "khiến việc chuyển đổi nghề nghiệp trở nên dễ dàng hơn so với trước đây".
Không chỉ riêng Aaron Kolatch, Drew Hall - một đầu bếp ở Philadelphia đang cân nhắc về việc chuyển nghề sau khi nhà hàng đóng cửa vì dịch. Hall cho biết anh từng có khoảng thời gian làm việc 80 giờ một tuần, anh thậm chí đã bỏ lỡ các kỳ nghỉ vì công việc. Hall chia sẻ rằng anh từng muốn tìm một công việc mới nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.
Vì thế, sau khi nhà hàng đóng cửa, Hall đã dành thời gian để học lập trình. Hiện tại, anh đang là nhà phát triển phần mềm cho PNC nhưng Hall cho biết anh vẫn có niềm đam mê với căn bếp.
Trong khi các đồng nghiệp cũ của Melanie Anderson chuyển sang dạy các lớp học trực tuyến, một số khác kiếm việc làm bán lẻ hoặc làm công việc phụ toàn thời gian thì Anderson lại chọn lối đi khác biệt cho mình. Melanie Anderson đã từng làm việc tại Disneyland ở California, với tư cách là một vũ công diễu hành.
Tuy nhiên, lĩnh vực nghệ thuật và giải trí nhanh chóng sụp đổ khi đại dịch bắt đầu. Do đó, cô đã đăng ký tham gia chương trình đào tạo từ Tech Elevator với mong muốn làm việc liên quan đến an ninh. Hiện Anderson đang làm việc cho Hiệp hội Ôtô Hoa Kỳ (AAA).
"Dường như đại dịch đã cho mọi người cơ hội để thay đổi toàn bộ hoàn cảnh làm việc của họ", Shaun McAlmont, chủ tịch công ty giáo dục Stride chia sẻ với Insider.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn giải pháp Đổi việc - Chuyển nghề, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Nguyễn Giang
Theo zingnews.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
Bài viết khác
Ngành học ‘vàng’ thời 4.0: Thu nhập 150 triệu/tháng, Việt Nam khát 50.000 nhân sự
Ngày đăng: 17/05/2025 - Lượt xem: 87
Ngành học ‘vàng’ thời 4.0: Thu nhập 150 triệu/tháng, Việt Nam khát 50.000 nhân sự
Xem thêm [+]Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Ngày đăng: 15/05/2025 - Lượt xem: 158
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Xem thêm [+]6 nghề nghiệp triển vọng nhất trong ngành công nghệ thông tin trong 10 năm tới
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 90
6 nghề nghiệp triển vọng nhất trong ngành công nghệ thông tin trong 10 năm tới
Xem thêm [+]3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 174
3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 123
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 84
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 102
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 84
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 202
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 85
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công