Thế sự thay đổi - Tăng cường kỹ năng
Rất nhanh, COVID-19 làm đảo lộn mọi guồng quay từ phương pháp cho đến công cụ làm việc. Và khi một số đầu việc mới nằm ngoài khả năng của bạn, chính là lúc bạn cần nghĩ về việc nâng cao kỹ năng và trình độ để đảm bảo sự vững chắc cũng như khả năng thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về chủ đề này nhé !
Muốn ứng tuyển thành công một vị trí mới hay thăng tiến, bạn đều phải dành thời gian cho một việc quan trọng: nâng cao kỹ năng và trình độ. Những người luôn trong tâm thế sẵn sàng nâng cấp bản thân để bắt kịp thế giới bên ngoài sẽ có được cơ hội tốt nhất.
Sau đây sẽ là gợi ý giúp bạn tăng cường kỹ năng hiệu quả:
1. Xác định các kỹ năng theo yêu cầu nghề nghiệp
Bước đầu tiên: xác định những kỹ năng được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể xem xét các chức danh công việc trong ngành cũng như các kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng yêu cầu, cả cơ bản và đặc thù.
Ví dụ: Tìm trên Hướng nghiệp GPO, cụm từ nào lặp đi lặp lại nhiều nhất trong các mô tả công việc mà bạn thấy phù hợp nhất hoặc thú vị nhất? Đó là cơ sở để bạn lên danh sách để đầu tư thời gian, công sức cho việc nâng cấp bản thân.
2. Xác định phạm vi
Có thể trao đổi với chính quản lý hoặc một chuyên gia tại công ty để hiểu rõ hơn về các kỹ năng đáng ưu tiên nhất trong ngành. Phân tích nền tảng nghiệp vụ của những ngôi sao sáng trong ngành, hoặc của những người thành công trong công ty để hiểu năng lực của họ.
Bạn cũng có thể tìm hồ sơ LinkedIn của những người cùng ngành như cấp cao hơn mình để có thông tin chi tiết. Lưu ý các kỹ năng được đề cập đến trong mục Tham khảo của họ. Các hội nghị và hội thảo nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực của bạn có thể đang rất phổ biến trên internet dưới dạng tọa đàm trực tuyến, podcast, sự kiện networking… Theo dõi các hoạt động này cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về kiến thức hoặc kỹ năng mà mọi người trong lĩnh vực của bạn đang đánh giá cao.
3. Theo dõi những người đầu ngành trên mạng xã hội
Nhiều CEO của công ty và chuyên gia trong ngành thường dùng mạng xã hội như LinkedIn, Facebook... làm kênh phát ngôn quan điểm chuyên môn của họ. Bằng cách theo dõi họ, bạn có thể đón đầu các hướng đi mới trong nghề, nắm bắt các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất để bạn tập trung vào.
4. Lên kế hoạch thật chuyên nghiệp
Xác định được những kỹ năng muốn học rồi, bạn có thể xắn tay áo và lập kế hoạch, biểu đồ cho quỹ đạo nghề nghiệp của mình. Workshop nào sẽ tham gia, tọa đàm nào sẽ theo dõi, khóa học nào sẽ đăng ký? Dù COVID ngăn cản nhiều hoạt động, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra rất nhiều kiến thức trên internet nếu chịu khó tìm tòi. Thậm chí, bạn có thể kết bạn và nói chuyện với các chuyên gia, hoặc người đứng đầu của các tổ chức đào tạo lĩnh vực đó để nắm được lịch nói chuyện, đào tạo của họ. Đôi lúc, bạn có thể có được thông tin từ chính các đồng nghiệp đang có chung mối quan tâm.
Lên kế hoạch chuyên nghiệp
5. Đi học
Đi tìm những khóa học cung cấp chứng chỉ tại các trường đại học, trung tâm đào tạo tại địa phương cũng không phải là một ý tồi. Bạn thậm chí có thể đề xuất với chính bộ phận nhân sự trong công ty hiện tại để được tài trợ một khóa học giúp nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng. Các công ty vẫn thường có một khoản dành cho công tác đào tạo nhân sự hàng năm mà có thể bạn chưa biết. Điều quan trọng là hãy tìm các chương trình và khóa học trực tuyến mà bạn có thể tham gia để nâng cấp bản thân một cách nhanh chóng.
6. Đọc tạp chí chuyên ngành
Báo chuyên ngành và các chuyên trang trực tuyến về ngành của mình là một trong những nguồn tốt nhất để bạn bám sát những phát triển hàng đầu. Bằng cách đọc chúng thường xuyên, bạn có thể cập nhật danh sách những vị trí công việc đang lên, những mảng nội dung quan trọng, cũng như giúp bạn đối chiếu trình độ của mình hiện tại với yêu cầu của ngành.
7. Phát triển cả kỹ năng cứng và mềm
Cập nhật các kỹ năng cứng trong nghề là rất quan trọng, nhưng không bao giờ là muộn để cải thiện các kỹ năng mềm. Hãy xem kỹ mức độ bạn giao tiếp với người khác, cách bạn sắp xếp quy trình, không gian văn phòng hoặc quản lý thời gian của bạn. Nếu còn những vấn đề thiếu sót, nghĩa là bạn cũng cần củng cố những kỹ năng mềm này.
8. Không bỏ phí kiến thức
Làm nổi bật các kỹ năng hiệu quả trong CV: Học và hành đã đành, bạn phải cho người khác biết sự tiến bộ và thế mạnh của bản thân. Hãy đưa các kỹ năng phù hợp nhất cho vị trí bạn định ứng tuyển vào CV. Những gì bạn nói về bản thân càng trùng khớp với vị trí đó bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được việc làm bấy nhiêu.
Giữ guồng quay không dừng: Kỹ năng mới cũng sẽ đến lúc trở thành lỗi thời. Hãy giữ cho mình tinh thần luôn luôn học hỏi, cập nhật kiến thức mới. Đó nên là một quá trình liên tục bởi công nghệ luôn thay đổi, và bạn phải theo kịp để luôn là nhân sự sáng giá. Khi kế hoạch phát triển chuyên môn được thực hiện một cách thường xuyên, mỗi lần nâng cấp bản thân sẽ không quá mất sức. Và rõ ràng, người có kế hoạch trước sẽ luôn chủ động và có lợi thế hơn người đang tìm việc với một hành trang nghề nghiệp lỗi thời.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Phụng
Theo Careerbuilder
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
8 podcast tiếng Anh hay nhất dành cho người WFH
Những cái sai khi phỏng vấn online
Xem thêm video của Hướng nghiệp GPO:
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 234
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Ngành nào đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng?
Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 1614
Đại dịch Covid-19 ập đến đã để lại cho ngành khách sạn sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, cả về chất lượng lẫn số lượng.
Xem thêm [+]Người HƯỚNG NỘI có thể làm 5 ngành nghề sau: Mức thu nhập khá ổn, thích nhất là được làm một mình
Ngày đăng: 23/08/2022 - Lượt xem: 2037
Hướng nội là một cụm từ nói về khuynh hướng sống của con người. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Người hướng nội thường hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ hình thức bên ngoài. Trong giao tiếp, họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói...
Xem thêm [+]6 nghề lương cao không cần bằng cấp, vị trí thứ 3 đủ sức mua nhà sắm xe
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 6166
Nếu bạn đang muốn tìm một công việc thời gian học nghề ngắn, chi phí học thấp. Đặc biệt, sau khi ra trường tìm được việc làm ngay với mức lương ổn định, hãy tham khảo những ngành nghề dưới đây nhé!
Xem thêm [+]5 ngành nghe tên sang chảnh, điểm đầu vào cao vót nhưng khó xin việc ra trường dễ thất nghiệp
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 1330
Nếu bạn đang băn khoăn tìm một công ngành nghề phù hợp ra trường dễ xin việc thì nên tham khảo những ngành khó xin việc dưới đây.
Xem thêm [+]Thể dục Thể thao học gì? Ra trường làm gì?
Ngày đăng: 10/12/2021 - Lượt xem: 8711
Lĩnh vực thể thao ngoài các vận động viên chuyên nghiệp còn cung cấp một loạt những lựa chọn nghề nghiệp, cho phép những ai yêu thể thao có thể tìm kiếm công việc ưa thích. Trong khi công việc huấn luyện và đào tạo về chuyên môn yêu cầu các ứng cử viên tham gia tích cực trong việc đào tạo thể chất và kiến thức chuyên môn, các công việc như một...
Xem thêm [+]Gen Z và văn hóa đi làm “thích thì nghỉ”: “cái tôi” cao, sớm bỏ cuộc, hay vì ngoài kia nhiều cơ hội?
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 5808
Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé
Xem thêm [+]Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 1102
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Hội thảo trực tuyến: Đọc vị Xu hướng việc làm – Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2022 thu hút được nhiều chú ý từ Phụ huynh Gen Z
Ngày đăng: 15/11/2021 - Lượt xem: 962
Chọn nghề thế nào để phù hợp với tính cách, đam mê? Chọn nghề thế nào để đáp ứng được xu hướng việc làm của xã hội tương lai? Cần chuẩn bị những gì để Gen Z có kỳ tuyển sinh 2022 suôn sẻ nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những băn khoăn này, Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Tại sao phải căng thẳng chen chân vào đại học khi trường nghề dễ vào lại bao việc đầu ra?
Ngày đăng: 03/11/2021 - Lượt xem: 1190
Qua từng năm, tỷ lệ đối chọi để kiếm được một vị trí trong đại học ngày càng gắt gao, tình trạng điểm cao mà vẫn trượt đại học khiến nhiều người ngỡ ngàng. Điều đó khiến ta đặt ra câu hỏi rằng, liệu trường đại học có còn là lối đi duy nhất cho thanh niên để kiếm được một công việc ổn định? Hãy cùng Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công