Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Nhiều năm nay, những ngành đào tạo truyền thống vẫn rất khó tuyển sinh dù có nhiều chính sách hỗ trợ. Chính điều này khiến các trường đại học phải mở thêm nhiều ngành nghề mới để bắt kịp được nhu cầu của xã hội cũng như người học mặc dù không phải là những ngành có thế mạnh đào tạo.
Xuất phát từ trường đào tạo các ngành học cơ bản về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, tuy nhiên để đáp ứng xu thế Trường Đại học Đà Lạt đã chuyển sang đào tạo đa ngành. Theo thông tin cập nhật, TS Trần Hữu Duy - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Đà Lạt cho biết: “Những ngành phù hợp với nhu cầu xã hội như Quản trị kinh doanh, Du lịch, Luật, Đông phương học nhìn chung vẫn tuyển sinh tốt, có đủ lượng thí sinh theo học”.
STT | Ngành | Tỷ lệ |
1 | Nghệ thuật | 1,36% |
2 | Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng | 1,28% |
3 | Môi trường và bảo vệ môi trường | 0,99% |
4 | Nông lâm nghiệp và thủy sản | 0,86% |
5 | Dịch vụ vận tải | 0,74% |
6 | Khoa học sự sống | 0,64% |
7 | Thú y | 0,51% |
8 | Khoa học tự nhiên | 0,44% |
9 | Toán và thống kê | 0,40% |
10 | Dịch vụ xã hội | 0,36% |
10 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh thấp nhất năm 2022
Tuy nhiên, các ngành thiên về nghiên cứu như Khoa học sự sống hay Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử những năm gần đây đều gặp khó khăn trong việc tuyển sinh.
“Điều này diễn ra phổ biến ở tất cả các cơ sở đào tạo trên cả nước, không riêng một trường nào. Nguyên do bởi các ngành này vẫn có mức lương thấp, kiến thức khó hơn so với ngành khác, cần có chuyên môn cao”, ông Duy bày tỏ.
Ngành Khoa học sự sống là một trong những ngành có tỉ tệ tuyển sinh thấp nhất trong năm 2022 (chiếm 0,64%), sinh viên theo học sau khi ra trường sẽ làm ở các viện nghiên cứu vắc-xin, phòng thí nghiệm, trung tâm ứng dụng các sản phẩm sinh học.
Theo ông Duy, nhu cầu lao động của ngành là rất lớn, riêng đối với tại Lâm Đồng ngành Công nghệ sinh học rất phát triển, tuy nhiên học sinh hiện nay có xu hướng thích việc nhẹ, lương cao nên không mặn mà đối với lĩnh vực này.
Ông Duy cho biết: “Những ngành kén người học như Kỹ thuật hạt nhân làm ở các viện nghiên cứu hạt nhân hoặc trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, những cơ quan này đều rất cần các lao động có trình độ cao nhưng vẫn gặp không ít khó khăn để tìm nhân lực. Tình trạng này là khó khăn chung, cần có những giải pháp vĩ mô để giải quyết”.
Đối với nhà trường, nhằm thu hút học sinh cũng thực hiện các chính sách miễn giảm học phí đối với những ngành này. Nhưng thực tế việc này cũng không hiệu quả, đòi hỏi chính sách dài hơi vì quan trọng nhất là việc làm của sau khi ra trường.
Về phía các thí sinh, ông Duy cũng cho rằng các em đang chọn ngành theo phong trào, trong khi năng lực bản thân và khả năng tài chính mới là những yếu tố quyết định đến việc chọn trường học, ngành học.
Mặc dù có 7 khối ngành đào tạo, nhưng theo ông Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Văn Lang cho biết, các chuyên ngành Kỹ thuật cơ – điện máy tính, Kỹ thuật an toàn, Kỹ thuật ô tô qua các năm vẫn rất khó tuyển sinh, trái ngược với các ngành Sức khoẻ và Kinh tế.
“Các bạn nam có thế cân nhắc đi theo ngành Kỹ thuật vì xu hướng phát triển việc làm trong tương lai tốt hơn, thu nhập cao nhưng lại có mức điểm xét tuyển đầu vào thấp hơn so với các ngành được nhiều thí sinh quan tâm”, ông Tuấn cho biết.
Đại diện nhà trường cho rằng vì thí sinh không nắm rõ chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp trong khi đây cũng là ngành khó, vất vả trong quá trình làm nghề nên không được nhiều em lựa chọn.
Ông Tuấn bày tỏ: “Việc chọn ngành theo xu hướng thời thượng cũng sẽ có 2 mặt. Sau 4 năm, thị trường lao động rất dễ bị bão hoà, ổn định, không còn có nhu cầu nhân lực cao như khi học sinh đăng ký theo học”.
Theo nguoiduatin.vn
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 37
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 43
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 66
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 80
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 197
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 215
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công