Tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc hai ngành học
Lâm từng có lúc muốn bỏ một ngành vì quay cuồng với lịch học, thi và làm thêm. Nhưng nhờ có "chiến thuật", cậu hoàn thành GPA vượt mong đợi và tốt ngiệp loại giỏi hai ngành học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này ngay bây giờ nhé!
Vũ Quý Lâm vừa cùng lúc tốt nghiệp loại giỏi hai ngành học là Lịch sử tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và ngành Luật học tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với chàng trai quê Mỹ Hào, Hưng Yên, thành tích đạt được là minh chứng cho nỗ lực không ngừng và "chiến thuật" học hiệu quả.
Yêu thích môn Lịch sử, Lâm đăng ký ngành Lịch sử Đảng, dù gia đình muốn hướng vào ngành y. Sang năm thứ hai, Lâm học văn bằng hai ngành Luật học, với ý định hỗ trợ cho công việc sau này.
Vũ Quý Lâm vừa tốt nghiệp loại giỏi hai ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lâm học Lịch sử tại trường ở quận Thanh Xuân vào những ngày trong tuần, còn cuối tuần sang trường ở quận Cầu Giấy học Luật. Hai trường cách nhau hơn 10 km. Ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, cậu quyết tâm học hết các môn đại cương trong hai năm rưỡi để sang năm thứ ba chỉ còn môn chuyên ngành và lúc đó sẽ đăng ký được nhiều môn ở trường thứ hai.
Mỗi kỳ, nam sinh học trên 10 môn, có đợt cao điểm hơn 20 môn (trên 40 tín chỉ) mỗi trường. Theo đúng tiến độ, Lâm sẽ mất 6 năm để học xong văn bằng kép. Tuy nhiên, tranh thủ thời gian hết mức, kể cả hè, Lâm hoàn thành mục tiêu hai bằng trong bốn năm.
Khó khăn nhất của việc học bằng kép là áp lực thời gian. Lúc đầu chưa quen, Lâm quay cuồng với lịch học, thi dày đặc. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thường thi trước các môn bằng hình thức viết, cách 2-3 ngày một môn, trong khi bên khoa Luật chủ yếu thi vấn đáp sáng, chiều. Không có thời gian ôn, Lâm buộc phải nghĩ cách học sao cho hiệu quả.
Nam sinh tập trung vào môn yêu thích, chú ý lấy điểm cao. Cậu nghe giảng, nhớ ý chính và khi không hiểu hỏi ngay, cố gắng hoàn thành việc học luôn trên lớp. Nhờ đó, em luôn đạt điểm khá các môn.
"Điểm quá trình chiếm 40%, còn cuối kỳ 60% nên ngoài các bài thi, em còn cố gắng phát biểu nhiều. Em luôn phải tính toán và có kế hoạch hợp lý để giảm sức ép học tập", Lâm nói.
Suốt những năm đầu bận rộn với việc học nhưng Lâm vẫn tích cực tham gia các hoạt động đoàn và xã hội để tích lũy kinh nghiệm. Cậu cũng tranh thủ đi làm thêm theo giờ ở đội lễ tân của một nhà hàng. Có thời điểm vừa hoạt động, vừa làm thêm nhiều, Lâm rơi vào stress, tính bỏ ngành Luật vì nghĩ không theo được.
"Có kỳ em phải bảo lưu bên Luật vì thấy căng thẳng nhưng sau đó sắp xếp lại thời gian biểu, cuối cùng em cũng theo kịp các bạn", Lâm chia sẻ.
Cuối năm thứ ba, xác định bằng cấp quan trọng cho công việc tương lai, Lâm giảm các hoạt động để tập trung vào việc học. Nhận thấy mức điểm tốt và có khả năng cải thiện lên giỏi, Lâm đầu tư thời gian và cố gắng hoàn thành mục tiêu. Cậu xem lại các môn đang ở mức điểm nào, phải cải thiện môn gì và cần bao nhiêu điểm ở mỗi môn thì đạt bằng giỏi.
Mục tiêu GPA đặt ra ở hai trường là 3.2, nhờ đi đúng lộ trình, Lâm hoàn thành với GPA trường Luật 3.21 và trường Nhân văn 3.27.
"Em bất ngờ với kết quả này và từng tự hỏi sao mình làm được. Em cũng may mắn khi được nhiều người giúp đỡ", Lâm nói về kết quả đạt được.
Sau khi ra trường, Lâm nhận được một số lời mời làm việc. "Em vẫn thích tham gia hoạt động Đoàn, hội và muốn học lên cao học nên đang suy nghĩ về những đề nghị này", Lâm cho biết.
Nam đạt giải thí sinh triển vọng, cuộc thi học sinh, sinh viên thanh lịch của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Nguyễn Kỳ Nam, Bí thư Liên chi đoàn khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bày tỏ sự yêu quý. Nam sinh là cá nhân tích cực trong các hoạt động, có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học.
"Cậu ấy học hai trường và đều giỏi. Ngoài là bí thư của lớp, Lâm còn là Phó bí thư Liên chi Đoàn khoa và Liên chi hội trưởng của khoa", thầy Nam cho hay.
Phó giáo sư, tiến sĩ Doãn Hồng Nhung, giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng ấn tượng với chàng sinh viên Hưng Yên. Cô Nhung dạy môn luật đất đai và môi trường ở lớp luật kép của Lâm. Cô Nhung, Lâm và ba sinh viên khác cùng cô tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề tài sau đó được đăng trên một tạp chí. Trong mắt cô Nhung, Lâm là lớp trưởng năng nổ, chăm chỉ và có tư duy quan sát tốt.
"Lâm là sinh viên ngoan. Trong quá trình hướng dẫn, tôi nhiều lần đặt ra thử thách khó nhưng em ấy đã cố gắng hoàn thành, dù còn phải góp ý, điều chỉnh", PGS Nhung nhận xét.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ cho mình những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kinh nghiệm thực tiễn về Fintech từ tiến sĩ gốc Việt tại New Zealand
Nữ sinh 14 tuổi chia sẻ cách học 8.5 IELTS Listening
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 46
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công