Trắc nghiệm tâm lý Big Five - Bạn có điểm mạnh gì?
Bài trắc nghiệm tính cách có giá trị và độ đáng tin cậy cao, giúp bạn tối ưu lợi thế và kiểm soát điểm yếu của mình.
Có khá nhiều nhà tâm lý tính cách hiện đại cho rằng tính cách con người bao gồm 5 khía cạnh, cụ thể là: Hòa đồng (Agreeableness), Tự chủ (Conscientiousness), Bất ổn cảm xúc (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Sẵn sàng trải nghiệm (Openness). Đây cũng là những yếu tố tạo nên trắc nghiệm tính cách Big Five.
Quá trình hình thành của bài trắc nghiệm tính cách Big Five
Rất nhiều giả thuyết về nhân cách đã cố xác định chính xác số lượng đặc điểm tính cách của con người. Những giả thuyết nổi bật từ sớm là 4,500 từ miêu tả tính cách của Gordon Allport, hay 16 tính cách của Raymond Cattell. Về sau, nhiều nhà khoa học phát hiện số lượng tính cách trong danh sách của Cattell có thể rút gọn còn 5 nhóm chính.
Trong số đó, Lewis Goldberg là người tiên phong trong ý tưởng này. Nghiên cứu của ông được mở rộng bởi McCrae & Costa – những người đã xác minh tính chính xác và cung cấp mô hình nền tảng của bài kiểm tra Big Five hiện nay.
Cách làm và thang điểm đánh giá
Bài trắc nghiệm được xây dựng theo dạng thang đo Likert, nghĩa là bạn sẽ chọn mức độ từ rất đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý trên một danh sách các mệnh đề về bản thân. Để đảm bảo chính xác, bạn phải đánh giá dựa trên hiện trạng thực tế, không phải là điều bạn muốn trở thành trong tương lai.
Trong bài kiểm tra Big Five, cá nhân sẽ không được phân loại theo kết quả nhị nguyên (một trong hai) mà là mức độ cao-thấp của từng yếu tố. Ví dụ kết quả bài test Big Five sẽ cho bạn cho thấy mình là người có mức độ hướng ngoại cao hay thấp, thay vì là người hướng ngoại hay người hướng nội.
Theo Annabelle Lim, 5 đặc điểm tính cách này được giải thích như sau:
1. Hòa đồng (Agreeableness)
Hòa đồng đề cập đến cách một người đối xử thế nào trong những mối quan hệ với người khác. Không giống hướng ngoại trong việc tập trung vào thế giới bên ngoài và thu được năng lượng từ đó, hòa đồng tập trung vào sự tương tác và định hướng con người.
Những người có mức hòa đồng cao sẽ nhạy cảm với nhu cầu của người khác và có thiện chí hợp tác. Cảm thông, vị tha và đáng tin cậy là những biểu hiện nổi bật của nhóm này. Họ thường được lòng nhiều người nhờ sự dễ gần của mình.
Những người có mức hòa đồng thấp thường bị coi là đáng ngờ, thích thao túng và bất hợp tác. Họ thường thể hiện sự đối lập khi tương tác với người khác, khiến họ ít được yêu mến và tin tưởng hơn.
2. Tự chủ (Conscientiousness)
Tự chủ là ý thức điều chỉnh hành vi sao cho hợp lý của cá nhân để đạt được mục tiêu. Nó đo lường các yếu tố như sự kiểm soát, kiềm chế và bền bỉ.Những người đạt điểm cao về tự chủ thường có kỷ luật cao, chu đáo và cẩn thận. Họ cũng kiểm soát xung động tốt khi có biến cố xảy ra.Những người đạt điểm thấp về tự chủ thường sẽ suy nghĩ bốc đồng hơn, ít cẩn thận hơn dẫn đến khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đặt ra.
3. Bất ổn cảm xúc (Neuroticism)
Sự bất ổn cảm xúc cho thấy khả năng cân bằng cảm xúc của một cá nhân qua cách họ nhìn nhận thế giới. Khía cạnh này cũng sẽ phản ánh xu hướng trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của người đó.
Người với điểm bất ổn cảm xúc cao sẽ thường lo âu, bất an và tự ti. Họ cũng dễ mất bình tĩnh trong tình huống hỗn loạn. Nhóm người này có nguy cơ đối mặt với trầm cảm và các chứng rối loạn tâm lý cao hơn.
Người với điểm bất ổn cảm xúc thấp sẽ bình tĩnh, an toàn và hài lòng với bản thân nhiều hơn. Họ là người có tâm lý vững vàng, chịu áp lực tốt và có độ tự tin cao.
4. Hướng ngoại (Extraversion)
Hướng ngoại phản ánh xu hướng và cường độ tìm kiếm sự tương tác với xã hội của một người. Yếu tố này còn phản ánh loại môi trường giúp cá nhân lấy lại năng lượng.
Người có điểm hướng ngoại cao thường náo nhiệt và hoạt bát. Họ phát triển tốt trong các tình huống tương tác xã hội và dễ dàng nêu ý kiến cá nhân trong tập thể. Họ có xu hướng được tiếp thêm năng lượng và trở nên hào hứng khi ở bên người khác.
Những người có điểm thấp trong tính hướng ngoại thường là người hướng nội. Họ có xu hướng dè dặt và trầm tư, thích lắng nghe hơn thể hiện bằng lời nói.
5. Cởi mở (Openness)
Cởi mở thể hiện mong muốn được thử cái mới, tham gia vào quá trình tưởng tượng hay các hoạt động vận dụng trí tuệ ở mức độ cao. Tư duy ngoài khuôn khổ là đặc điểm tóm gọn cho khía cạnh này.
Những người có điểm cởi mở cao thường giàu tính sáng tạo và nghệ sĩ. Họ yêu sự đa dạng và tính độc lập vì luôn tò mò với xung quanh, ham học hỏi và trải nghiệm.
Những người có điểm cởi mở thấp thường khép kín và thích theo quy trình nhất định hơn. Họ ưa thích lối sống ổn định và không thoải mái với những biến động của cuộc sống. Vì là mẫu người rất thực tế, họ sẽ gặp khó khăn trong suy nghĩ sáng tạo hay trừu tượng.
Ứng dụng của Big Five trong cuộc sống
Tự nhận thức về bản thân là việc không hề đơn giản. Vì vậy, Big Five là một công cụ giúp chúng ta khám phá chi tiết tính cách của bản thân, thậm chí còn giúp tự nhận thức những điểm yếu trong tính cách để khắc phục nhanh chóng hơn.
Ví dụ để giảm đi độ bất ổn cảm xúc cao (Neuroticism), người đó có thể:
Tham gia các hoạt động để giải phóng suy nghĩ tiêu cực như: thể thao, thiền và kết nối với mọi người. Rèn luyện lòng tự trắc ẩn cũng là cách giúp bạn duy trì cảm xúc lành mạnh.
Áp dụng các phương pháp sơ cứu tinh thần khi cảm xúc chạm ngưỡng mất kiểm soát.
Sử dụng sự bất ổn cảm xúc để truy vấn lại nguyên do dẫn đến cảm xúc tiêu cực của mình (ví dụ: Tại sao mình lại thấy lo âu về việc này?).
Ngoài ra, Big Five còn hỗ trợ bạn trong công việc. Ví dụ, tính cách hòa đồng (Agreeableness) là một lợi thế khi làm việc nhóm bởi khả năng duy trì hòa khí với các thành viên khác.
Tuy nhiên, hạn chế của người hòa đồng sẽ bộc lộ trong các tình huống đòi hỏi quyết định khó khăn vì họ không muốn làm mất lòng mọi người. Điều này không có nghĩa là người hòa đồng không có khả năng lãnh đạo. Thực chất, "Phong cách kết nối" và "Phong cách dân chủ" là phong cách lãnh đạo phù hợp với người có điểm số cao ở khía cạnh hòa đồng bởi họ chú trọng tới yếu tố con người.
Tạm kết
Cần lưu ý Big Five cũng chỉ là một bài trắc nghiệm tính cách mang tính tham khảo. Bạn nên đặt câu hỏi với mức độ của từng yếu tố trong kết quả để tối ưu tác dụng phát triển bản thân và tránh hình thành định kiến về cá nhân.Sự nhận thức cá nhân là điều rất cần thiết không chỉ cho cá nhân mà còn cho cộng đồng xung quanh. Trong thời đại có nhiều yếu tố gây nhiễu, những công cụ hỗ trợ như bài test Big Five là một điều rất hữu ích để chúng ta có thể nhìn nhận bản thân đúng đắn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho mỗi bạn đọc hiểu hơn về bản thân và có sự thay đổi tích cực trong tính cách và lối sống. Chúc các bạn thành công!
Theo Nam Bui - Vietcera
>>Xem thêm:
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 25
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 85
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công