Trường nghề liên kết dạy văn hóa phổ thông đang tốt, thay đổi sẽ làm rối ren
Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn kiến nghị được tự dạy văn hóa trong trường, điều đó có thực sự cần thiết? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Tỉ lệ tốt nghiệp tốt, sao phải thay đổi?
Vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo nội dung của dự thảo, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trung cấp nghề phải đào tạo 4 môn (2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ Văn; 2 môn tự chọn trong số 5 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý). Nếu muốn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh sẽ phải học chương trình giáo dục thường xuyên gồm 7 môn.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế chương trình học văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 7 môn học (nếu người học có nhu cầu). Một số trường nghề cho rằng, họ có đủ khả năng đào tạo 7 môn chứ không phải liên kết với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Tuy nhiên, điều này có thực sự cần thiết?
Để hình dung rõ hơn, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để lắng nghe tiếng nói “người trong cuộc”.
Đề cập đến vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Văn Huy (Phó Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều năm qua, nhà trường thực hiện liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để đào tạo văn hóa, hiệu quả vẫn rất tốt. Sự phối hợp giữa nhà trường với trung tâm cũng rất thuận lợi, không gặp khó khăn gì. Ở các địa phương khác thế nào thì tôi không dám chắc, chứ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, vẫn liên kết với các trung tâm để dạy văn hóa, và hoàn toàn chưa phát sinh vấn đề gì”.
Theo vị này nhìn nhận, chủ trương liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để đào tạo các môn văn hóa là rất cần thiết, bởi, các trung tâm đó sẽ có chuyên môn đối với các môn học văn hóa, còn trường trung cấp, cao đẳng chỉ chú trọng đào tạo nghề.
Thạc sĩ Nguyễn Công Cát (Hiệu trưởng trường cao đẳng Quốc tế Hà Nội) cũng cho biết: “Mấy năm qua, nhà trường vẫn đang liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy văn hóa cho học sinh. Và số học sinh mà nhà trường tuyển sinh vẫn tăng qua từng năm. Thời điểm này, việc chủ động giảng dạy các môn văn hóa ngay trong nhà trường là rất khó khăn”.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội cũng phân tích thêm: “Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo vốn đang quản lý học sinh theo phần mềm, cố định từ đầu vào đến hết lớp 12 nên sự thay đổi là rất khó. Bên cạnh đó, các giảng viên trong nhà trường thường chắc hơn về chuyên môn đào tạo nghề, đặc biệt với lĩnh vực kỹ thuật.
Mặc dù một số thầy cô vẫn có thể dạy được một số môn văn hóa, theo chương trình phổ thông, nhưng không thể chuyên sâu. Bởi, trình độ thì có thể dạy được, nhưng phương pháp chưa thực sự phù hợp với các kiến thức phổ thông.
Nếu triển khai dạy văn hóa tại trường, nhà trường sẽ phải tuyển thêm đội ngũ giáo viên tốt nghiệp các trường sư phạm, có chuyên môn giáo dục phổ thông. Vì vậy, tốt nhất là nên liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Phú Việt (Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ ra: “Trước hết, cần nhìn vào chất lượng học sinh “gửi” của các trường cao đẳng trong các năm qua. Như đối với các trường cao đẳng liên kết tại trung tâm, những năm qua, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông khá ổn định, luôn ngang bằng hoặc nhỉnh hơn so với mặt bằng chung của thành phố (khoảng 95%).
Kết quả đó nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của trung tâm, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, thực hiện theo đúng khung chương trình của ngành cho hệ giáo dục thường xuyên, thực hiện các chuyên đề làm sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
Trong đó, có sự phối hợp chặt chẽ từ đội ngũ chất lượng giáo viên, cho đến chương trình, nội dung, đảm bảo tiến độ và chất lượng cho học sinh”.
“Tuy nhiên, nếu muốn tách riêng, để các trường nghề quản lý luôn dạy mảng văn hóa thì cũng rất khó! Đối với các trường đó, không trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, không có ai quản lý chương trình giáo dục văn hóa, sẽ rất khó trong việc cập nhật kiến thức, phương pháp thường xuyên.
Khi đó, ai chịu trách nhiệm quản lý vấn đề chuyên môn? Ai quản lý cập nhật kiến thức, cập nhật phương pháp? Khi tung ra, ai chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng dạy văn hóa? Trong khi đó đang là chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vậy có cần thiết phải thay đổi?
Tất nhiên, với tâm lý “ai cũng cho mình là giỏi, ai cũng cho rằng mình sẵn sàng làm được những điều mà người khác làm được”, trường nào cũng cho rằng mình có thể tự dạy văn hóa được, nhưng thứ nhất là luật không cho phép; thứ hai, thực tế triển khai đã cho thấy, mong muốn đó là không khả thi”, ông Đỗ Phú Việt bày tỏ.
Các trường muốn dạy văn hóa, vì lợi ích khác?
Trước kiến nghị của một số trường cao đẳng muốn tự dạy văn hóa để học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông và có cơ sở liên thông đại học, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên (Tổng giám đốc Innedu, người đã được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định: “Như vậy là quá ôm đồm!”.
Cô Tô Thụy Diễm Quyên lý giải: “Tôi lấy ví dụ, trong 1.000 học sinh học nghề, khi các em có bằng nghề, đã có thể đi làm kiếm tiền rồi, chỉ có khoảng 10% trong số đó sẽ học lên tiếp. Vậy, chúng ta không thể nào lo hết “chặng đường” vào đại học cho tất cả. Nếu các em đó muốn lên đại học, thì bản thân phải tự cố gắng, nỗ lực và tìm con đường phù hợp.
Học sinh vào trường nghề đa phần đã là học sinh năng lực học tập vừa phải nếu đào tạo rút ngắn và ôm đồm như vậy thì sẽ không hiệu quả!
Ngày trước, tôi đã từng được mời đi dạy kỹ năng cho học sinh trường nghề, bản thân những em đó lựa chọn môi trường này chủ yếu do không thi đỗ vào lớp 10, nên tâm lý học sinh cũng không phù hợp và không hứng thú với các môn văn hóa. Nên việc trường nghề nghĩ đến chuyện kiêm luôn đào tạo các môn văn hóa là hoàn toàn không cần thiết”.
“Trước khi trường nghề muốn dạy văn hóa, phải đặt câu hỏi, mục tiêu của các trường này là gì? Là đào tạo nghề! Vậy phải xoáy mạnh vào chuyện đào tạo nghề, và những kiến thức văn hóa mà học sinh học là để phục vụ cho phát triển nghề.
Còn nếu chỉ để hợp thức hóa tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để cho các em liên thông lên đại học, thì trường nghề hoàn toàn không cần làm nhiệm vụ đó. Làm như vậy, không còn gọi là trường nghề nữa.
Đừng nói là không muốn học sinh phải ra ngoài học kiến thức, tôi nói thật, các trường nghề đang muốn mở thêm kênh dạy văn hóa là nhằm phục vụ lợi ích khác, chứ không phải là để việc đào tạo hiệu quả hơn”, vị chuyên gia giáo dục nhấn mạnh.
Giải đáp thắc mắc về cách để các trường nghề thu hút học sinh và đào tạo hiệu quả hơn, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên góp ý: “Chúng ta không thể có kết quả mới từ cách làm cũ!
Trường nghề muốn đào tạo văn hóa, phải chứng minh được rằng, họ xây dựng được một chương trình văn hóa mà làm cho công việc đào tạo nghề của họ khả thi hơn, hiệu quả hơn. Chẳng hạn, trường nghề có dạy kèm văn hóa nhưng kiến thức văn hóa đó không phải chỉ phục vụ tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bình thường. Học sinh học theo ngành nghề gì thì nên dạy thêm nội dung kiến thức văn hóa phục vụ đúng theo ngành nghề đó.
Tôi cho rằng hiệp hội tất cả các trường nghề phải ngồi lại với nhau, phải xây dựng lại một chương trình phổ thông dành riêng cho học sinh trường nghề, phải xác định rõ, “đo ni đóng giày” cho các ngành nghề học hiện tại.
Trường nghề đang đào tạo chuyên sâu các kỹ năng nghề, nên kiến thức phải phục vụ cho ngành nghề đó trong tương lai, tức là phải dạy cái mình cần chứ không dạy cái mà chương trình có, những cái đại trà, kiến thức dạy trong trường nghề thì phải phục vụ nghề. Như vậy thì sẽ thu hút được học sinh”.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo giaoduc.net.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 5 ngành học "hot" teen cuối cấp cần cân nhắc kỹ khi đặt nguyện vọng
Khi điểm chuẩn Đại học cao "ngất ngưởng": Điểm IELTS trở thành cứu cánh cho nhiều thí sinh
Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 54
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 49
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 73
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 87
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 203
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công