Tuyển sinh 2022: Điểm thi đánh giá năng lực bao nhiêu là an toàn để trúng tuyển?
Nhiều thí sinh quan tâm về tỷ lệ xét tuyển của các trường đại học (ĐH) dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Hãy cùng tìm hiểu với Hướng nghiệp GPO nhé!
Trong những năm gần đây, bên cạnh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ xét tuyển, các trường ĐH ngày càng mở rộng nhiều phương thức khác, trong đó có phương thức tuyển sinh riêng. Đặc biệt, nhiều năm nay các trường tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển. Đây là một trong những phương thức xét tuyển ngày càng phổ biến ở các trường.
Chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Thi đánh giá năng lực năm 2022 ra sao" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18.1 đã cung cấp cho thí sinh những thông tin cụ thể và hết sức cần thiết.
Chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Thi đánh giá năng lực năm 2022 ra sao?"
Những phương thức xét tuyển của các trường
Trong năm 2022, các trường ĐH sử nhiều phương thức xét tuyển gồm: sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, xét học bạ...
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thông tin: "Năm 2022 trường tuyển sinh hơn 8.000 chỉ tiêu, trong đó có 2 ngành mới là giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện. Trong số các phương thức, trường dành 10% xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM cho tất cả các ngành. Mức điểm nhận hồ sơ từ 550 trở lên cho kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và 70 điểm trở lên với điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội".
Ngoài ra, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sử dụng các phương thức xét dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT. Sau Tết Nguyên đán, trường nhận hồ sơ xét tuyển với khoảng 10 đợt khác nhau. Kỳ thi năng khiếu của trường dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 6, 8. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển qua bưu điện, trực tiếp tại trường và kênh trực tuyến của trường, theo ông Lưu.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Về phần mình, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho biết: "Năm 2021, số lượng các trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM là 70 trường và năm nay dự kiến là khoảng 80 trường. Trong phương thức xét học bạ, các trường cũng có nhiều hình thức xét dựa vào điểm của những học kỳ khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều trường cũng đang sử dụng các chứng chỉ quốc tế và ngoại ngữ để ưu tiên xét tuyển".
Riêng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông Nguyên cho biết thêm: "Trường cũng xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Các phương thức đều là cơ hội cho thí sinh xét tuyển vào ĐH và CĐ, quan trọng là tìm được phương thức phù hợp nhất với mình".
Còn thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, cho hay trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển bao gồm dựa vào kết quả học bạ, kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực. Năm nay trường có ngành giáo dục mầm non và piano và có tổ chức thi năng khiếu.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Văn Hiến
"Thí sinh không nên bỏ lỡ và xem nhẹ bất cứ một phương thức xét tuyển nào và không nên nghĩ rằng kỳ thi đánh giá năng lực chỉ dành cho học sinh khá giỏi, mà thí sinh nên tự tin tham gia. Kỳ thi đánh giá năng lực có ưu điểm là không học tủ mà kiến thức sử dụng trong đề đều đã được tích lũy trong quá trình học. Những kiến thức sử dụng dữ liệu được cung cấp trong đề thi, không nhất thiết yêu cầu học sinh phải thuộc cả khổ thơ, cả bài học lịch sử mà quan trọng là tư duy làm bài", ông Thái lưu ý. Thạc sĩ Thái cũng khuyên thí sinh nên tham khảo kho đề thi đánh giá năng lực những năm trước.
Các phương thức xét tuyển khối ngành kinh tế
Thí sinh muốn biết thêm thông tin về những phương thức xét tuyển của các trường đối với khối ngành kinh tế.
Giải đáp thắc mắc của các thí sinh, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho biết trường có đào tạo nhiều ngành thuộc khối kinh tế, phương thức tuyển sinh áp dụng theo quy định chung của trường. Trong đó, mỗi ngành dành khoảng 40 - 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 10% điểm thi năng lực, còn lại là xét học bạ và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. "Tuy nhiên, ở mỗi hình thức xét tuyển thì có điểm xét tuyển, điểm trúng tuyển, thời gian và cách thức nhận hồ sơ khác nhau. Thí sinh nên theo dõi điểm chuẩn từng ngành theo từng phương thức được các trường công bố 2 năm trước đó", ông Lưu nói thêm.
Bên cạnh đó, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin trường đào tạo 11 ngành, trong đó có 2 ngành mới. Dù cùng nhóm ngành kinh tế nhưng tổ hợp môn xét tuyển không giống nhau giữa các ngành tùy thuộc vào đặc thù đào tạo của ngành học đó. Do vậy, thí sinh cần lưu ý điểm này để lựa chọn tổ hợp môn mình có thế mạnh nhiều hơn.
"Trong các phương thức, phương thức xét dựa vào điểm tốt nghiệp THPT phải chờ sau khi có điểm thi mới công bố được điểm sàn nhận hồ sơ. Trong khi các phương thức xét tuyển riêng, các trường được chủ động đưa ra điểm nhận hồ sơ ngay từ thời điểm này. Riêng nhóm ngành kinh tế luôn là nhóm ngành có số lượng thí sinh đăng ký vào các trường nhiều", ông Nguyên nói.
Còn Trường ĐH Văn Hiến hiện có các ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, quản lý chuỗi cung ứng… và có thể mở rộng xét tuyển sang nhóm ngành quản trị, dịch vụ như du lịch lữ hành, nhà hàng ăn uống… Thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh: "Thay vì bị động đợi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em nên chủ động tham gia những phương thức xét tuyển sớm hơn như học bạ, đánh giá năng lực".
Nếu thí sinh sử dụng các phương thức riêng thì có lợi thế gì?
Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, lưu ý mỗi phương thức có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, các trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM dành tỷ lệ chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, trong khi đó khối trường tư thục dành nhiều chỉ tiêu xét theo điểm học bạ. "Dù xét tuyển phương thức khác nhau nhưng khi trúng tuyển thì thí sinh chỉ được nhập học ở một phương thức", ông Nguyên lưu ý.
Theo ông Nguyên, trong những năm gần đây, ranh giới giữa các phương thức xét tuyển không còn nhiều. Kỳ thi đánh giá năng lực kiểm tra kiến thức tiệm cận hơn với những năng lực học ĐH của thí sinh. "Do đó, phương thức xét tuyển riêng sẽ giúp giảm áp lực thi cử, đặc biệt thí sinh biết trước được thời gian trúng tuyển và nhập học sớm hơn phương thức kỳ thi chung. Nhưng dù chọn phương thức nào thì quan trọng nhất vẫn là chọn lựa ngành nghề", ông Nguyên nhắn nhủ thí sinh.
Tương tự, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho rằng thí sinh có lợi thế về sự chủ động thời gian và có thêm nhiều lựa chọn khi có nhiều phương thức xét tuyển. Ông Lưu nói: "Với nhiều phương thức, áp lực để thi đạt kết quả cao ở một kỳ thi chung cũng giảm nhẹ. Nhiều học sinh sau khi đã trúng tuyển bằng các phương thức riêng nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp. Ngoài ra, số lượng thí sinh tham gia, trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực cũng rất nhiều".
Về phần mình, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh cần biết nghề trong tương lai là gì. "Thực tế cho thấy khi chúng ta tốt nghiệp ĐH, làm việc từ 5 - 10 năm liên tiếp thì mới trở thành cái nghề. Chính vì vậy, các em cần tìm hiểu ngành nghề, tìm hiểu trường, chương trình đào tạo, nắm bắt những phương thức xét tuyển trong từng thời điểm khác nhau. Thí sinh nên xác định sớm như vậy để giảm áp lực, thoát khỏi cảnh học tài thi phận, không phải hồi hộp chờ đợi kết quả trong khi có những bạn bè có thể xác định được địa điểm học, còn mình thì bất an đến giây phút cuối cùng", ông Thái chia sẻ.
Những ngành học mới
Chia sẻ thêm về ngành học mới, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay trường có cả hai ngành giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện, đều liên quan đến con người. Riêng ngành giáo dục mầm non có những quy định chung của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022, nên thí sinh cần tham dự kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức, theo ông Lưu.
Trong năm 2022, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có tuyển sinh 6 ngành mới gồm: quản trị văn phòng, kinh tế quốc tế, công nghệ tài chính, kiểm toán, truyền thông đa phương tiện và quản trị sự kiện. "Những ngành mới này có thể là mới hoàn toàn hoặc được tách ra từ chuyên ngành trước đó. Điểm đặc biệt của sinh viên khi theo học các ngành mới có những lợi thế hơn do nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình học tập, việc làm sau khi ra trường", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái cho biết năm trường ĐH Văn Hiến có 6 ngành mới như giáo dục mầm non, dược, Hàn quốc học, máy tính, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Bao nhiêu là an toàn để trúng tuyển?
Đỗ Thị Thanh Thảo, học sinh Trường THPT Ernst Thalmann, hỏi: "Năm 2022, em muốn dùng điểm xét đánh giá năng lực, bao nhiêu điểm thì an toàn? Tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức này bao nhiêu?".
Giải đáp thắc mắc trên, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay chỉ tiêu các ngành dành cho kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 10%. "Thí sinh cần phân biệt điểm sàn và điểm trúng tuyển. Trong đó, điểm sàn là điểm nhận hồ sơ xét tuyển, trường đưa ra mức 550 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội). Nhưng đây là điểm đủ điều kiện trường nhận hồ sơ để bắt đầu xét tuyển. Còn điểm trúng tuyển sẽ dựa trên nhiều yếu tố, kết quả sau cùng của mỗi đợt xét tuyển dựa trên số lượng hồ sơ và chất lượng điểm thi. Trong đó, điểm trúng tuyển của mỗi đợt xét bằng kỳ thi đánh giá năng lực có thể khác nhau nhưng trên nguyên tắc chung là đợt sau bằng hoặc cao hơn đợt trước đó", ông Lưu chia sẻ.
"Dựa vào kinh nghiệm các năm trước, điểm trúng tuyển năm sau thường cao hơn năm trước. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có điểm trúng tuyển năm trước dao động từ 650 - 800 điểm. Nếu tương ứng với 2 đợt thì đợt sau thường cao hơn đợt trước. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý: có trường chỉ áp dụng xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực đối với một số ngành. Khi nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý tỷ lệ chỉ tiêu từng ngành, điểm trúng tuyển của năm trước đó và đặc biệt lưu ý tham khảo mức điểm trúng tuyển các trường trong vài năm gần đây", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên đưa ra lời khuyên cho thí sinh.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Ngọc Phú
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thêm nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2022
Tuyển sinh 2022: Mạnh tay giảm chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT
ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức thi Đánh giá năng lực ở TP.HCM: Sĩ tử xét tuyển như thế nào?
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 44
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 198
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 302
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công