Tuyển sinh 2023: Cần cân nhắc "bài toán học phí" khi chọn ngành, chọn trường
Sau 2 năm không tăng học phí do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024.
Nhiều trường đại học sẽ tăng học phí
Áp dụng các quy định của Nghị định 81 của Chính phủ về quản lý học phí, trong mùa tuyển sinh 2023 - 2024, nhiều trường công bố mức học phí dự kiến tăng cao. Theo đó, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn. Học phí với chương trình chất lượng cao tăng lên 48 - 50 triệu đồng, mức học phí đối với diện tuyển sinh theo đặt hàng từ 42 - 44 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm học 2022 - 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 - 20 triệu đồng/năm học. Năm học tới, học phí được nhà trường dự kiến từ 16 - 22 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội dự kiến tăng trung bình 2 triệu đồng học phí tùy theo từng ngành học.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng mỗi tín chỉ, so với mức cũ 1,3 triệu.
Trường Đại học Điện lực cũng dự kiến tăng học phí 14% so với năm trước, mức học phí năm tới 16 - 18 triệu đồng/năm học.
Trường Đại học FPT tăng học phí chính khóa là 28,7 triệu đồng/học kỳ, cả năm là 57,4 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2020 - 2021, là 25,3 triệu đồng/học kỳ, năm học 2022 - 2023, là 27,3 triệu đồng/học kỳ.
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM cũng đã công bố học phí tăng lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn cho sinh viên năm thứ nhất. Năm ngoái, học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ (tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm).
Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.
Năm học tới, học phí các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, dược học của Khoa Y, ĐHQG Tp.HCM là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Riêng ngành điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước)…
Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM chương trình chuẩn có mức học phí 7,05 triệu đồng/học kỳ, chương trình đại học chính quy chất lượng cao gần 18 triệu đồng/học kỳ, chương trình quốc tế, liên kết đào tạo quốc tế là 212,5 triệu đồng/toàn khóa học (bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm...). Sinh viên học 8 học kỳ, học phí trung bình 26,5 triệu đồng/học kỳ.
Nhiều trường dự kiến tăng học phí năm học mới, chuyên gia nhận định gì?
Thông tin về học phí của các trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng khi thí sinh đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường cho mùa tuyển sinh năm nay.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cho rằng vừa muốn mức học phí thấp, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học không tăng, vừa muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao là điều không thể. Thực hiện tự chủ đại học mà Nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, tăng học phí như thế nào và các chính sách kèm theo ra sao để bảo đảm cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người dân là điều cần phải tính toán, xem xét.
"Nguồn thu trong bối cảnh tự chủ đại học là một bài toán khó, cần phải gắn liền với cơ chế quản trị đại học về tài chính. Các cơ sở giáo dục phải quản trị hiệu quả, tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, cuối cùng chất lượng giáo dục không bảo đảm, nhà trường cũng không thể phát triển nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm mới. Vấn đề ở đây cơ sở giáo dục đại học cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó chi phí sẽ giảm. Trước mắt các trường cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường, từ đó giảm học phí cho người học", ông Hoàng Ngọc Vinh phân tích. Chuyên gia này cũng cho rằng, dù tự chủ, Nhà nước vẫn cần đầu tư và tiếp tục chi ngân sách cho giáo dục đại học.
Trong khi đó TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), đặt vấn đề các trường tăng học phí cần tính đến khả năng tài chính của người học, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Việc các trường đồng loạt tăng học phí có thể gây ra nhiều áp lực cho người học. Trên thực tế, học phí là một trong các yếu tố quan trọng khi thí sinh đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường. Đã có không ít thí sinh đỗ đại học phải chọn con đường khác vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn.
Trên thực tế, như Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay, tổng chi cho một sinh viên đại học ở Việt Nam còn rất thấp so với thế giới, kể cả khi tính theo tỉ lệ GDP. Như vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo bắt buộc chúng ta phải tăng suất đầu tư trên sinh viên. Điều này phục vụ việc mở rộng, tăng cường cơ sở vật chất để có thể thu hút được đội ngũ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên giỏi hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
TS Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng Học viện Tài chính cho hay, bên cạnh năng lực, sở thích, thí sinh còn phải đặc biệt chú ý đến an toàn tài chính trong suốt thời gian học đại học. “Để có thể yên tâm trong thời gian học đại học, thí sinh cần đọc kỹ thông tin học phí được các trường thông báo tại Đề án tuyển sinh. Trong đó, ngoài mức học phí đóng cho năm học hiện tại, cần tìm hiểu lộ trình tăng học phí các năm tiếp theo của trường như thế nào, từ đó tính toán điều kiện kinh tế để lựa chọn”, TS Đào Tùng lưu ý.
Trong khi đó TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, để minh bạch và tạo thuận lợi hơn cho người học, Bộ GD&ĐT cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc yêu cầu các trường đại học công khai học phí, chương trình đào tạo cũng như quy định rõ thời gian công bố, vị trí đăng thông tin công bố và số lần công bố.
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn ngành, chọn trường để tránh nhầm lẫn
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mức học phí dự kiến của các trường đại học đều phải được công khai trong đề án tuyển sinh đăng trên website trường ít nhất 30 ngày trước khi nhận hồ sơ xét tuyển. Tuy nhiên, đề án tuyển sinh của hầu hết các trường đại học nhìn chung thường khá dài, thông tin về học phí lại không được đặt ở một cột cố định, dễ nhìn và cách tính học phí của các trường hiện nay cũng không giống nhau nên thí sinh không dễ dàng để có cách hiểu đúng về học phí.
Trong khi đó, đây lại đang là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, chọn trường của thí sinh, nhất là những em có điều kiện kinh tế bình thường hoặc khó khăn.
Trên thực tế, học phí của sinh viên đại học được tính căn cứ vào số lượng tín chỉ mà sinh viên học trong một học kỳ/năm học. Cùng một lớp học nhưng số tiền học phí mà mỗi sinh viên cần đóng trong một học kỳ có thể sẽ không giống nhau vì tùy thuộc vào kết quả học của sinh viên. Nếu sinh viên bị nợ môn, bị học lại càng nhiều môn thì tiền học phí cũng tăng tương ứng.
Ngoài ra, cách tính học phí của các trường hiện không giống nhau, có trường tính theo tháng, theo kỳ, có trường tính theo tín chỉ. Chính điều này có thể dẫn đến những "hiểu lầm" đối với học sinh và phụ huynh trong việc xác định mức học phí.
Đặc biệt học sinh, phụ huynh cần lưu ý, đối với chương trình đại trà, chương trình chuẩn, học phí sẽ được điều chỉnh theo từng năm theo quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ, tức là tăng theo từng năm, theo lộ trình nên càng những năm sau thì học phí sẽ càng tăng.
Còn đối với chương trình chất lượng cao của một số trường, tuy học phí ban đầu có thể cao hơn nhiều so học phí đại trà nhưng trường có thể sẽ cam kết giữ ổn định trong suốt thời gian học. Do đó, học sinh và phụ huynh cần tìm hiểu kỹ và nắm rõ các quy định này để lựa chọn ngành học, chọn trường phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tránh tình trạng phải "đứt gánh giữa đường" do "hiểu nhầm" về học phí.
Theo nguoiduatin.vn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 10
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công