Tuyển sinh Đại học 2020: Những ngành “độc”, lạ của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tính đến thời điểm này, cả nước mới có một số ít trường Đại học công bố phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2020. Theo đó, so với năm 2019, các trường không chỉ có những điều chỉnh về phương án tuyển sinh mà còn tung ra những ngành học mới, lạ nhằm đáp ứng xu thế mới, tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh (HS).
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là trường có hơn 50 năm đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây, Nhà trường đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên để phục vụ Đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Hoàng Anh Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ một số ngành độc, lạ mà chỉ một số ít trường hiện nay mới đào tạo, đây là những ngành mang lại cơ hội việc làm và nghề nghiệp vững chắc cho sự lựa chọn của học sinh đam mê khối ngành Khoa học và Kỹ thuật, có mong muốn đóng góp cho sự nghiệp ngành Tài nguyên và Môi trường.
PGS.TS Hoàng Anh Huy giới thiệu về thư viện sách của Nhà trường
Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Nếu lựa chọn học ngành này, người học sẽ được trang bị kiến thức về khoa học khí hậu, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu… Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thực hành tại các Viện, Trung tâm, các cơ sở đào tạo, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác.
Hội thảo về Biến đổi khí hậu tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khí tượng khí hậu học
Khí tượng và Khí hậu học là ngành khoa học nghiên cứu về khí quyển và mối quan hệ tương tác giữa khí quyển với bề mặt đất - biển, bao gồm cả các quá trình hình thành thời tiết, khí hậu, các hiện tượng thời tiết (dông, bão, mưa lớn, gió mùa đông bắc…), các dao động khí hậu (ENSO - Elnino, Lanina; MJO…) và biến đổi khí hậu (ấm lên toàn cầu, băng tan, nước biển dâng…).
Tài nguyên nước
Nước là một đề tài luôn luôn được sự quan tâm của người dân, nhất là thời gian vừa qua về ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt càng dấy lên hồi chuông báo động về an ninh nguồn nước. Tại trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lý tài nguyên nước, xử lý nguồn nước, khai thác nước… sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, các công ty cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước, các tổ chức doanh nghiệp liên quan đến tư vấn, khai thác và phân phối tài nguyên nước.
Kỹ thuật địa chất
Mục đích của ngành này là nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, phân tích tác động của môi trường, thiết kế kỹ thuật dân dụng hoặc kết cấu, giá trị kỹ thuật và xây dựng của các dự án công trình công cộng và tư nhân trong các giai đoạn hậu xây dựng và pháp y của các dự án. Các công trình được hoàn thành bởi các nhà địa chất kỹ thuật bao gồm; đánh giá nguy cơ địa chất, Địa chất công trình. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ làm việc tại các công ty xây dựng, các cơ quan khai thác mỏ...
Kỹ thuật trắc địa bản đồ
Đây là ngành được đào tạo theo định hướng ứng dụng, phối hợp công nghệ định vị dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS), Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và Viễn thám (RS) đáp ứng được xây dựng cơ sở dữ liệu cho các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các lĩnh vực khác của đời sống. Sau khi tốt nghiệp các Bạn có thể làm việc tại các cơ quan,tổ chức: Làm cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước; các tập đoàn xây dựng, các công ty tư vấn và thiết kế khỏa sát, công ty xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu trong định vị dẫn đường; Khu Kinh tế…
Khoa Trắc địa bản đồ tươi tắn trong ngày lễ bảo vệ tốt nghiệp
Quản lý biển
Đối với sinh viên học ngành Quản lý biển, sẽ được cung cấp kiến thức và khả năng làm việc trong các lĩnh vực về Luật pháp và chính sách biển; Quản lý tổng hợp vùng bờ; Quy hoạch không gian biển; Quản lý tài nguyên vùng biển và ven bờ; Kinh tế biển; Công nghệ biển và Hàng hải. Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin trong việc quản lý tài nguyên, môi trường biển bằng các phần mềm chuyên dụng như ArcGis, Mapinfor, mike, Delft 3D…
Quản lý đất đai
Học ngành Quản lý Đất người học sẽ được chuyên ngành quản lý đất đai có thể làm việc tại các cơ quan,tổ chức như sau: Làm tại các cơ quan hành chính nhà về lĩnh vực Quản lý đất đai, Quản lý trật tự xây dựng, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế…
Theo Dân trí
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 50
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công