Tuyển sinh đại học 2023: Thận trọng với cuộc đua mở ngành
Mùa tuyển sinh năm 2023 đang nóng dần lên khi tới thời điểm này đã có gần 100 trường đại học công bố đề án tuyển sinh. Cũng như mùa tuyển sinh trước, năm nay dự kiến sẽ có thêm nhiều ngành học mới được các trường mở ra. Bên cạnh tín hiệu tích cực, việc các trường mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh cũng đặt ra nhiều băn khoăn về chất lượng đào tạo.
Chuyển mình theo nhu cầu thị trường
Tính tới thời điểm này đã có gần 100 trường đại học trong số hơn 200 cơ sở đào tạo trên cả nước công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy năm học 2023-2024. Đáng chú ý, mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm nhiều ngành học mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mong muốn của người học.
Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương mở thêm ngành Kinh tế chính trị tại trụ sở Hà Nội. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 4.100 sinh viên, tăng so với năm 2022. Trong khi đó, Trường Đại học Thủy lợi công bố sẽ mở 3 ngành học mới là Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc và Luật kinh tế. Trường Đại học Lạc Hồng cũng sẽ tuyển sinh 4 ngành mới khá "hot" hiện nay là: Kinh doanh quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Tổ chức quản lý dược, dược lý và Dược lâm sàng. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tuyển sinh ngành học mới là Y dược cổ truyền…
Nắm bắt xu thế về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, ghi nhận từ thực tế, mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường mở thêm ngành đào tạo gắn với công nghệ số. Theo thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội, nhà trường dự kiến tuyển sinh 63 chương trình đào tạo với tổng chỉ tiêu là 7.985. Năm nay, trường mở thêm 3 chương trình đào tạo mới, gồm: Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (40 chỉ tiêu), Công nghệ vật liệu Polymer và Compozit (40 chỉ tiêu), Kỹ thuật sinh học (40 chỉ tiêu).
Tại Trường Đại học Phenikaa, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng phụ trách Truyền thông và tuyển sinh nhà trường cho biết, năm 2023 trường dự kiến tuyển sinh hơn 7.668 sinh viên đại học chính quy với 41 ngành/chương trình đào tạo. So với năm 2022, năm nay, Trường Đại học Phenikaa tăng gần 2.000 chỉ tiêu, có thêm 5 ngành đào tạo mới. Cụ thể là các ngành: Kỹ thuật phần mềm, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Đông Phương học, Ngôn ngữ Pháp và Răng Hàm Mặt.
Không riêng các trường khối kỹ thuật, nhiều trường có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế cũng bắt đầu tuyển sinh các khối ngành thuộc lĩnh vực công nghệ. Ở mùa tuyển sinh 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến mở thêm 4 ngành mới, gồm: Kinh tế số, Truyền thông và quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng (chương trình chuẩn) và Marketing số (chương trình chất lượng cao). Vì thế, trường cũng dự kiến tăng 460 chỉ tiêu so với năm ngoái, lên mức 4.280 chỉ tiêu.
Trường Đại học Thương mại cũng mở thêm 5 ngành mới, gồm: Phân tích kinh doanh trong môi trường số, Tiếng Trung thương mại, Quản trị khách sạn, Marketing thương mại và Thương mại quốc tế. So với năm ngoái, trường tăng 700 chỉ tiêu.
Lý giải việc mở thêm ngành, đại diện Trường Đại học Thương mại cho biết, các ngành này có tính mới và phù hợp với bối cảnh hiện tại, khi nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên cấp thiết. Trường định hướng tiên phong trong chuyển đổi số, đón đầu các xu thế phát triển, nên các chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng đa ngành, có tính quốc tế, gắn với công nghệ và chuyển đổi số.
Tương tự, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến mở một số ngành mới trong năm 2023 như: Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tuyển sinh 8.250 chỉ tiêu, có 5 chương trình đào tạo mới gồm: Công nghệ tài chính (Fintech); Marketing công nghệ (Martech); Kinh doanh số (Digital business); Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot & AI) và Công nghệ logistics (Logtech)…
Băn khoăn chất lượng đào tạo
Trước xu thế mở ngành học mới, đặc biệt các ngành gắn với công nghệ số, TS Đoàn Trung Sơn - chuyên gia An ninh mạng, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Phenikaa nhìn nhận, không phải ngẫu nhiên mà các trường không phải là thế mạnh đào tạo về công nghệ thông tin đưa khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy. Bởi thực chất trí tuệ nhân tạo là môn khoa học liên ngành có thể ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, chứ không phải thuần túy đóng khung trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chuyên gia này cho rằng, đây là cơ hội đột phá trong lĩnh vực đào tạo đại học.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ đầu năm 2020 đến ngày 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới. Nhiều ngành mới được đánh giá, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực mới như: khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, nghệ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo, digital marketing… và thu hút số lượng lớn sinh viên nhập học. Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 của Bộ GDĐT cũng nêu, 4 nhóm ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất là: Máy tính và Công nghệ thông tin, Kinh doanh và quản lý, Công nghệ kỹ thuật, Kinh doanh và quản lý.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019, các trường đại học được tự chủ trong việc mở ngành đào tạo nếu đảm bảo điều kiện theo quy định. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực khi đất nước ngày càng hội nhập và hướng đến cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời giúp các trường dễ thu hút học sinh để tuyển sinh tốt hơn. Các chuyên gia nhận định, xu hướng đầu tư mở ngành học mới chứng tỏ rằng, các trường chuyển mình từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần.
Dù xu hướng đón đầu của các trường là tín hiệu tốt, song trao đổi với chúng tôi, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) nêu ra những băn khoăn về chất lượng đào tạo, bởi nhìn lại những mùa tuyển sinh trước không phải ngành mới nào mở ra cũng bảo đảm chất lượng.
TS Hoàng Ngọc Vinh nêu thực tế tồn tại ở một số ngành mới mở hiện nay là tình trạng “cơm chấm cơm”, “bình mới rượu cũ”. Tức là người thầy vẫn vậy, không được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đổi mới. TS Vinh ví người học là một “cốc tri thức”, nếu muốn dạy thì người thầy phải có một “thùng phuy tri thức”, nghĩa là kiến thức của người thầy phải gấp nhiều lần so với kiến thức người học. Sở dĩ diễn giải như vậy là bởi chuyên gia này muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của điều kiện bảo đảm chất lượng khi các trường mở ngành học mới. Đó là: năng lực đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo đặc biệt là giáo trình đào tạo; đánh giá yêu cầu chuẩn đầu ra, nhu cầu đào tạo…
Ủng hộ tự chủ đại học nhưng TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng: “Tự chủ vẫn cần có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực xã hội hiệu quả. Bộ GDĐT cần kiểm tra trách nhiệm giải trình của các trường, quy hoạch ngành đào tạo, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”.
Theo daidoanket.vn
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 220
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Chấm dứt tình trạng đạt trên 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 212
Khi kỳ tuyển sinh đại học 2023 đến gần, vấn đề cộng điểm ưu tiên theo quy chế mới nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo Bộ GD&ĐT, cách tính điểm ưu tiên mới sẽ không còn tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển trên ngưỡng tuyệt đối hoặc đạt hơn 30 điễm vẫn trượt nguyện vọng.
Xem thêm [+]Đủ điều kiện trúng tuyển đại học sớm, thí sinh cần làm gì?
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 217
Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh có thể sử dụng phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển sớm chỉ là tạm thời.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 212
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 205
Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi để phù hợp – Bài 1: Kỳ thi '2 trong 1' bộc lộ nhiều bất cập
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 207
Qua gần 10 năm tổ chức (kể từ năm 2015 đến nay), kỳ thi tốt nghiệp THPT “2 trong 1” với mục tiêu ban đầu là lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học (ĐH) đã dần bộc lộ bất cập. Việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh đã khiến điểm thi tốt nghiệp THPT dần “lép vế”.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 211
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học: Chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 211
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu phục vụ cho xét tốt nghiệp THPT, nhiều trường ĐH chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Xem thêm [+]Mùa tuyển sinh 2023: Điều gì là quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 223
Vào mùa tuyển sinh, câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết thí sinh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 240
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công