Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành nào để không bị AI thay thế?
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) len lỏi vào mọi lĩnh vực, lấy đi cơ hội việc làm của người lao động. Ðứng trước ngưỡng cửa đại học (ÐH), thí sinh, phụ huynh hoang mang, bối rối vì không hiểu việc làm trong tương lai sẽ như thế nào?
Lo bị AI áp đảo
Kinh tế được coi là ngành “hot”gây sốt trong thời gian qua. Điểm chuẩn vào các trường đào tạo kinh tế hoặc các ngành kinh tế trong một số trường ĐH luôn ở mức cao nhất. Nhưng thời gian này, nhiều thí sinh băn khoăn khi công nghệ phát triển, nhân sự một số ngành nghề khối kinh tế như Kiểm toán, Kế toán, Ngân hàng có bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI) hay không?
ThS. Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Quản lí Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ, AI không thể thay thế hoàn toàn con người ở các khối ngành kinh tế. Bà Hà ví dụ, AI có thể hỗ trợ nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu hay gợi ý giải pháp, nhưng không thể làm thay con người. Bên cạnh đó, các trường ĐH đã và đang rà soát, điều chỉnh lại chương trình đào tạo với những cách tiếp cận mới, từ đó trang bị cho người học những tư duy, kĩ năng cần thiết để làm chủ công nghệ.
Tương tự khối ngành kinh tế, nhiều thí sinh cũng băn khoăn khi AI phát triển có làm mất cơ hội việc làm ở nhóm ngành báo chí, truyền thông hay không?
Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, (ĐH Quốc gia Hà Nội), AI không thể thay thế được con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có cả báo chí - truyền thông. Nhà báo không chỉ truyền tin mà còn giữ vai trò phản biện xã hội, định hướng chính sách, không chỉ cung cấp thông tin chân thực mà hướng đến các mục tiêu nhân văn, vì cộng đồng…
Theo bà Hương, học truyền thông không phải chỉ làm báo vì đây là ngành rất rộng và có vị trí việc làm đa dạng. Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, truyền thông vẫn là một ngành “hot”. Tương tự, một ngành khác là tâm lí cũng đang được đào tạo chuyên sâu với nhiều nhánh nhỏ đáp ứng nhu cầu ở nhiều lĩnh vực đời sống cụ thể.
Khác với nỗi lo AI sẽ “nuốt chửng” các ngành như ngoại ngữ, truyền thông, kế toán, kiểm toán, các chuyên gia tư vấn trấn an thí sinh rằng “một cánh cửa đóng lại sẽ mở ra nhiều cánh cửa khác”. Theo các chuyên gia, thay vì lo lắng, băn khoăn, thí sinh cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kĩ năng mềm để có cơ hội chọn việc, nhảy việc trong tương lai. Và sẽ dễ thành công nếu lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Học các ngành đón đầu xu thế
Thời gian tới, Việt Nam định hướng đầu tư nguồn lực để phát triển 3 lĩnh vực: đường sắt tốc độ cao, công nghiệp vi mạch bán dẫn và điện hạt nhân. Đây là 3 lĩnh vực cần rất nhiều nhân lực, nhất là đường sắt tốc độ cao và điện hạt nhân, Việt Nam gần như không có nhân lực “dự trữ”. Học những ngành để đón đầu xu thế cũng là giải pháp để chống “ế” khi tốt nghiệp.
TS. Ngô Quốc Trinh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho hay, năm nay nhà trường mở thêm một số ngành mới để đáp ứng yêu cầu nhân lực phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam gồm: Công nghệ kĩ thuật đường sắt tốc độ cao, Đầu máy toa xe và tàu điện Metro, Quản lí và khai thác vận tải đường sắt.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, phụ huynh có kinh nghiệm thực tế, biết rõ hơn xu hướng ngành nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, nhưng thí sinh cũng có sở thích và đam mê riêng. Do vậy, phụ huynh nên đồng hành, là bạn cùng con trao đổi để tìm được tiếng nói chung trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp.
Ông Sơn khẳng định, hiện nay, có nhiều ngành mới theo yêu cầu xã hội. Những ngành này đòi hỏi năng lực riêng, yêu cầu riêng. Thứ trưởng khuyên thí sinh nên chủ động trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết: năng lực ngoại ngữ để hội nhập quốc tế, năng lực số để làm chủ công nghệ, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ. Thứ trưởng cũng mong phụ huynh không áp đặt mong muốn cá nhân lên con em mà hỗ trợ con lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và hoài bão.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định, những ngành rộng sẽ bền vững. Đào tạo ĐH ngày nay là đào tạo kiến thức nền tảng cơ bản và năng lực cần thiết để ra trường, sinh viên có khả năng thích ứng với công việc mới.
Theo Nghiêm Huê - Tiền phong
Bài viết khác
Chọn ngành thông minh để không lỡ nhịp thị trường lao động
Ngày đăng: 20/07/2025 - Lượt xem: 48
Chọn ngành thông minh để không lỡ nhịp thị trường lao động
Xem thêm [+]Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 91
Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 164
Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Xem thêm [+]Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 94
Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Xem thêm [+]5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 179
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 77
Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 188
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 114
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 1005
Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 58
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công