Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Qua thống kê, đã có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển được các trường đại học công bố trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số trường đại học, các thí sinh cũng không nên lấy làm lo lắng bởi về cơ bản phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỉ lệ lớn.
Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, về cơ bản, năm nay, phương án tuyển sinh của trường sẽ tương tự năm 2021.
“Năm nay, trường sẽ có thêm phương thức xét từ kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, còn các phương thức khác như mọi năm”.
Theo ông Sơn, với cơ sở đào tạo nhiều ngành khoa học cơ bản như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì năm 2022, phương thức xét tuyển bằng sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chủ đạo.
“Bởi hầu như tất cả học sinh đều dự thi tốt nghiệp THPT. Trong khi số thí sinh có thể đến trực tiếp để thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức chưa được quá nhiều, một phần bởi ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19”.
Do đó, ông Sơn khẳng định, chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Trường ĐH Khoa học Tư nhiên về cơ bản là ổn định.
“Năm nay, trường sẽ dành khoảng 80-85% tổng chỉ tiêu cho phương án sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, số còn lại chủ yếu xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức. Như vậy chủ yếu sẽ tuyển sinh bằng 2 phương thức này, bởi phương thức xét tuyển thẳng chiếm không nhiều chỉ tiêu”.
Năm ngoái, số chỉ tiêu mà Trường ĐH Khoa học Tự nhiên dành cho phương án sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT là khoảng 90%. Như vậy, sự thay đổi này là không quá đáng kể.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho hay, mặc dù hiện nay trường chưa công bố phương án chính thức, song dự kiến sẽ không khác nhiều so với năm ngoái. Tức tỷ lệ của phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vào các ngành của trường vẫn chiếm đa số.
Theo ông Chương, dự kiến, số chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn khoảng từ 50%-70% trở lên tùy ngành. Năm ngoái con số này là 70%.
“Nếu có thay đổi thì chỉ là một số ngành có bổ sung phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức”, ông Chương nói.
Vì thế, theo ông Chương, có thể chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, nhưng giảm nhẹ. Do đó, thí sinh không cần phải quá lo lắng.
Nhiều trường đại học khác, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm phần lớn.
PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại cho hay, năm nay, chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp đã giảm 20% so với năm ngoái, để nhường cho các phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, xét bằng học bạ của các trường THPT trọng điểm.
Song số chỉ tiêu mà trường dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dự kiến vẫn từ 45-50%.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2022 cũng tuyển sinh đến 6 phương thức, nhưng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với ngành đăng ký xét tuyển có tổng chi tiêu dự kiến vẫn khoảng 60%.
Trước đó, nói với VietNamNet, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2021, số trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển là hơn 92%; số trường sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ) để xét tuyển là hơn 77%.
Số liệu này cho thấy hầu như các trường sử dụng 2 phương thức cơ bản nêu trên. Nhưng, điều này chưa quan trọng bằng số chỉ tiêu và số liệu nhập học cụ thể của các trường trong toàn hệ thống.
“Qua thống kê tổng chỉ tiêu mà các trường xác định, cũng như con số nhập học thực tế trong năm 2021, 90% thí sinh nhập học theo 1 trong 2 phương thức: sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Các thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác tổng số chưa đến 10%. Như vậy, 2 năm vừa qua, xu thế đó gần như không có thay đổi nhiều. Có thể nói, tỉ trọng xét tuyển bằng các phương thức khác là không cao so với tổng thể”, bà Thủy phân tích.
Do đó, bà Thủy nhận định, trong năm 2022, với tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể chưa được khống chế hoàn toàn (chưa thuận lợi để tổ chức thi riêng và thi Đánh giá năng lực một cách phổ biến), thì tỉ lệ nhập học đối với các phương thức vẫn có thể tương tự và ổn định như giai đoạn 2020-2021.
“Các năm tiếp theo, khi các trung tâm khảo thí độc lập đi vào vận hành ổn định, tỉ trọng các trường tốp trên sử dụng kết quả này sẽ gia tăng mạnh mẽ (để dần thay thế cho kết quả thi tốt nghiệp THPT). Các kỳ thi riêng do các nhóm trường tổ chức cũng sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn, xu hướng sẽ không cao bằng kết quả thi của các trung tâm khảo thí độc lập vì việc tổ chức thi là tốn kém, vất vả; nếu sử dụng dịch vụ đáng tin cậy thì các trường sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ”.
Bà Thủy cũng cho hay, Bộ cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh thì cần đảm bảo sự ổn định, tránh việc gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.
Do đó, theo bà Thủy, các thí sinh và phụ huynh không nên quá lo lắng, bởi xu hướng mùa tuyển sinh năm 2022 cũng sẽ không thay đổi quá nhiều, phương án tuyển sinh về cơ bản sẽ giữ ổn định tương đối so với năm 2020, 2021.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thêm một mùa tuyển sinh khó khăn
Vì sao đại học dùng nhiều phương thức tuyển sinh?
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Thêm cơ hội, thêm áp lực
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 219
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Chấm dứt tình trạng đạt trên 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 212
Khi kỳ tuyển sinh đại học 2023 đến gần, vấn đề cộng điểm ưu tiên theo quy chế mới nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo Bộ GD&ĐT, cách tính điểm ưu tiên mới sẽ không còn tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển trên ngưỡng tuyệt đối hoặc đạt hơn 30 điễm vẫn trượt nguyện vọng.
Xem thêm [+]Đủ điều kiện trúng tuyển đại học sớm, thí sinh cần làm gì?
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 216
Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh có thể sử dụng phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển sớm chỉ là tạm thời.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 212
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 205
Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi để phù hợp – Bài 1: Kỳ thi '2 trong 1' bộc lộ nhiều bất cập
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 207
Qua gần 10 năm tổ chức (kể từ năm 2015 đến nay), kỳ thi tốt nghiệp THPT “2 trong 1” với mục tiêu ban đầu là lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học (ĐH) đã dần bộc lộ bất cập. Việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh đã khiến điểm thi tốt nghiệp THPT dần “lép vế”.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học: Chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu phục vụ cho xét tốt nghiệp THPT, nhiều trường ĐH chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Xem thêm [+]Mùa tuyển sinh 2023: Điều gì là quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 223
Vào mùa tuyển sinh, câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết thí sinh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 239
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công