10 thói quen khiến người trẻ thất bại
1. Dễ quẫn trí: Greg McKeown, tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times, từng kể về bạn cùng lớp cũ của ông như một ví dụ cho kiểu người dễ thất bại. Nhiều năm sau khi tốt nghiệp, họ gặp lại. Người bạn kia phân vân giữa các lựa chọn công việc và nhờ ông tư vấn. Nhưng từ lúc bắt chuyện, anh ta thường dừng lại để đọc tin nhắn, phản hồi với vẻ gấp gáp, lo lắng. Cuối cùng, câu chuyện không đi đến đâu. McKeown khuyên người trẻ đừng chìm đắm trong quá khứ hay tương lai, đánh mất bản thân với quá nhiều suy tư, lo âu. Nếu cậu bạn chịu sống ở hiện tại, có lẽ, anh ta đã nhận lời khuyên đáng giá từ Greg McKeown.
2. Chỉ biết nói và nói: Một trong những biểu hiện của người yếu kém là họ chỉ biết nói về các dự định nhưng không bắt tay thực hiện. Doanh nhân người Mỹ Derek Sivers giải thích khi nói với người khác về mục tiêu của mình, người đó sẽ thừa nhận nó. Điều này khiến trí não bị đánh lừa là mọi thứ đã xong xuôi, thấy thỏa mãn, không còn động lực phấn đấu.
3. Dành nhiều thời gian với kẻ thất bại: Người dành nhiều thời gian với kẻ yếu kém sẽ trở nên yếu kém. Vì thế, để thành công, người trẻ nên giao lưu với người tài giỏi, để họ truyền kiến thức, năng lượng tích cực cho mình.
4. Ghét bỏ mọi thứ: Họ không thể vui mừng trước thành công của người khác và ghét bỏ những ai làm tốt hơn họ. Ai cũng có lúc trải qua ngày tồi tệ và trở nên cáu gắt nhưng việc luôn ghét bỏ mọi thứ, mọi người chỉ dành cho kẻ thất bại.
5. Thường trì hoãn công việc: Khi muốn lùi deadline công việc, bạn cần đảm bảo sẽ làm tốt hơn với khoảng thời gian dôi ra đó. Nếu không thể cải thiện, đừng trì hoãn công việc bởi đó là thói quen của người yếu kém, thất bại.
6. Không lắng nghe người khác: Người thất bại thường chỉ biết yêu bản thân. Đương nhiên, ai cũng yêu chính mình nhưng kẻ yếu kém không biết yêu thương ai ngoài bản thân. Vì không quan tâm, họ không lắng nghe người khác, không tạo dựng được mối quan hệ hay học hỏi được gì từ người xung quanh. Trong khi đó, lắng nghe là kỹ năng quan trọng để thành công.
7. Lười biếng: Họ không chỉ lười làm việc mà lười mọi thứ, từ đi ăn tối với bạn bè, mua quà cho người thân đến chơi thể thao, tập luyện. Cuộc sống tươi đẹp vốn nằm ở những trải nghiệm phong phú, mới mẻ. Lười biếng đồng nghĩa việc không cho bản thân cơ hội trải nghiệm điều mới.
8. Không học hỏi: Học tập là một trong những việc khó nhất. Vì thế, một số người không bao giờ đọc xong cuốn sách, hoàn thành việc học ở trường hay học hỏi từ sai lầm. Với họ, học hành là thử thách khó khăn. Những người này lãng phí cơ hội tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết. Do đó, họ khó lòng thành công.
9. Không tử tế: Người trẻ không cần phải trở thành “hoa hậu thân thiện” với tất cả người khác. Họ chỉ cần đối xử tử tế với người xung quanh. Trong khi đó, những người thích soi xét, cư xử thô lỗ, không biết tôn trọng người khác dễ thất bại trong cuộc sống. Họ thậm chí không hiểu thế nào là “người tử tế”.
10. Dễ bỏ cuộc: Thomas A. Edison từng nói: “Yếu kém lớn nhất của chúng ta nằm ở sự từ bỏ. Cách chắc chắn nhất để thành công là luôn cố gắng thêm lần nữa”. Do đó, tác giả bài viết trên Business Insider khuyên để không thành kẻ thất bại, người trẻ cần nhớ đừng bao giờ dễ dàng bỏ cuộc khi chưa nỗ lực.
Nguyễn Sương - Zing News
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1552
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 1838
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1630
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1706
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4705
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1390
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1275
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1272
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 5976
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]"Hiện tượng 35 tuổi: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1861
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng "ảo tưởng" rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công