5 kỹ năng không thể thiếu của Data Analyst
Nghiên cứu của QuinStreet cho thấy thực tế rằng ngành Data Analytics là nhu cầu khẩn thiết, trong đó 77% số người được hỏi coi ngành Data Analytics là ưu tiên hàng đầu.
Tìm hiểu về Data Analyst
Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) là người đại diện cho tiếng nói của dữ liệu. Nhiệm vụ chính của họ là thu thập, lưu trữ và phân tích các hệ thống dữ liệu. Từ đó cung cấp những thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao giúp nhà quản lý có thể đưa ra các chiến lược, định hướng phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Thông thường, công việc chủ yếu của một Data Analyst là:
- Thu thập, phân loại và nghiên cứu dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
- Quản lý hệ thống dữ liệu và đảm bảo chất lượng, độ chính xác của dữ liệu.
- Phân tích dữ liệu để tìm ra insight phục vụ cho các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp.
- Cung cấp các kiến thức và ý kiến chuyên môn về cấu trúc lưu trữ, khai thác dữ liệu và lọc dữ liệu.
- Thiết kế báo cáo và truyền đạt kết quả phân tích dữ liệu.
Kỹ năng không thể thiếu của Data Analyst
1. Kỹ năng phân tích
Có thể nói, phân tích dữ liệu là kĩ năng không thể thiếu của một Data Analyst. Phân tích dữ liệu không chỉ giúp doanh nghiệp tìm ra xu hướng, thông tin thị trường mà còn giúp giải quyết các nút thắt và vấn đề trong sản xuất. Thông qua dữ liệu, các công ty, tập đoàn có thể dự đoán được nhu cầu, thị hiếu của những khách hàng tiềm năng từ đó kiểm soát, cải cách và không ngừng nâng cấp dịch vụ. Trước thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, với khối lượng data khổng lồ, kỹ năng phân tích thông tin là một trong những kỹ năng cốt lõi mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên của mình.
2. Kỹ năng quản lý khối dữ liệu
Trong thời buổi công nghệ phát triển nhanh như hiện nay những quy trình, công đoạn hay các hệ thống dữ liệu đều được mã hóa và bảo mật cẩn thận. Trên cơ sở đó kỹ năng quản lý dữ liệu ra đời và đóng một vai quan trọng trong việc xử lý, kiểm soát các nguồn thông tin dữ liệu.
Để việc quản lý khối dữ liệu dễ dàng hơn, Data Analyst cần cung cấp một số công cụ kiểm soát điều khiển những truy cập vào hệ thống dữ liệu. Nhằm diễn đạt các thao tác cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu một cách triệt để, bao gồm: cập nhật (thêm, xóa, sửa dữ liệu) và khai thác (tìm kiếm, truy xuất dữ liệu). Đồng thời đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn những hành động truy cập bất hợp pháp cũng như duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
3. Kỹ năng công nghệ
Data analyst là những nhà phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, nhiệm vụ của họ là sàng lọc, phân tích, dự báo thông tin. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn bằng những thuật toán, phần mềm với sự giúp sức của các thành tựu khoa học máy tính, thống kê, toán học hiện đại nhất. Chính vì thế, một Data Analyst cần có những kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình. Dĩ nhiên, không thể ví khả năng của một họ với nhiệm vụ đặc thù của một lập trình viên. Tuy nhiên, bạn phải là người giỏi về một số ngôn ngữ tiêu biểu như SQL, Python hay R để thuận tiện cho quá trình trích xuất dữ liệu.
Hãy nhớ rằng – luôn dành một chút thời gian để nghiên cứu các xu hướng công nghệ gần nhất để có thể “theo kịp thời đại”.
4. Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu – Data Visualization.
Trực quan hóa dữ liệu là việc chuyển đổi những số liệu thô thành hình ảnh, biểu đồ một cách khoa học. Trực quan hóa dữ liệu là một phần thiết yếu của phân tích dữ liệu, nó cho phép Data Analyst mô tả và truyền đạt kết quả tới người xem, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, ban quản lý một cách rõ ràng nhất, cô đọng nhất. Từ đó dễ dàng đưa ra chiến lược, quyết định chính xác phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà tuyển dụng hiện nay đều đặt yêu cầu về kỹ năng trực quan hóa dữ liệu.
5. Kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình không còn là kĩ năng mới mẻ với mọi ứng viên đặc biệt là Data Analyst. Hàng ngày, bạn sẽ phải làm việc với các phòng ban để trình bày kết quả phân tích dữ liệu. Đây có thể coi là chìa khóa trong việc hợp tác với các đồng nghiệp của bạn. Kỹ năng này không phải là tố chất thiên bẩm mà nó được rèn luyện thông qua những trải nghiệm và bài học thực tế. Để bài thuyết trình của mình được tốt hơn hãy chú ý xây dựng nội dung, sắp xếp bố cục hợp lý, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh giọng nói, đặc biệt không ngừng luyện tập và luyện tập.
Tạm kết
Data Analyst là một ngành đầy triển vọng và tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cần tích cực học hỏi, tìm tòi và phát triển bản thân để phù hợp với sự thay đổi từng ngày từng giờ của ngành này. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Giang Giang
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 107
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 103
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 97
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 118
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 247
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 347
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 229
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 291
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 198
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 287
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công