5 lý do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường
Rời khỏi giảng đường, sau quá trình tích lũy kiến thức chuyên môn và rèn luyện về mọi mặt trong môi trường giáo dục, đây sẽ là lúc những cử nhân bắt tay vào tìm kiếm công việc cho bản thân mình. Và dù ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào thì chắc chắn bạn cũng phải trang bị không những về kỹ thuật mà còn là nhận thức cá nhân về xã hội và sự vận động của môi trường làm việc.
Quá coi trọng chuyện lương bổng
Khi tiến hành khảo sát về những tiêu chí quan trọng trong lựa chọn công việc ở những sinh viên mới ra trường, kết quả chỉ ra rằng tỉ lệ lớn các bạn đều đặt nặng về vấn đề lương bổng, đãi ngộ. Điều này có nghĩa, nếu một công ty dù cho có phù hợp, công việc ưng ý đi nữa nhưng với mức lương khởi điểm thấp thì bạn vẫn không lựa chọn để làm việc. Đây là một nhận thức tương đối sai lầm khi đòi hỏi mức giá trị cao hơn những gì bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay bất cứ nơi nào khác. Suy nghĩ này bắt nguồn từ thái độ ảo tưởng về bản thân và có phần non nớt trong nhận thức xã hội.
Không có kế hoạch sự nghiệp
Nếu so sánh giữa một người không biết mình sẽ làm việc gì, làm việc ở đâu và làm việc như thế nào với một người đã vạch ra một lộ trình sự nghiệp rõ ràng ngay từ khi còn là sinh viên thì liệu cơ hội có việc của người nào sẽ cao hơn? Chắc chắn việc xây dựng kế hoạch tuy khó khăn và chưa bao quát nhưng nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hình lối đi, cách thức để đạt được những mục tiêu ban đầu. Nếu cứ loay hoay, vô định trong suốt khoảng thời gian sau khi ra trường, bạn dễ rơi vào khủng hoảng do không biết mình thích làm gì và muốn làm công việc gì, dần dần bạn dễ mắc sai lầm trong việc lựa chọn một công việc phù hợp.
Thiếu thực tế
Một trong những lí do khiến sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đó chính là người thiếu thực tế. Có thể nhóm người này không quá coi trọng lương bổng và cũng có kế hoạch sự nghiệp rõ ràng, thế nhưng vấn đề mà họ gặp phải là tính thực tiễn. Với việc quen được bao bọc trong những lớp học, bài giảng thì sau khi tốt nghiệp ra trường, bạn chưa thực sự đánh giá lại một lần nữa thế giới quan của bản thân mình. Hệ lụy là sự thiếu thực tế ở hầu hết các khía cạnh như: thị trường, con người, tốc độ phát triển xã hội… Bạn đánh đồng giữa lý thuyết học tập và thực tiễn môi trường nên không phù hợp với triết lý của những doanh nghiệp thực tế - khách quan dẫn đến cơ hội nhận việc bị hạn chế.
Thiếu kỹ năng mềm
Một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay chỉ tập trung vào yếu tố chuyên môn mà thờ ơ với tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Trong khi, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện tại đều vận hành theo cơ chế phát triển song song cả năng lực thượng tầng và khả năng giải quyết các vấn đề tập thể. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học – văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp – thuyết phục… đều là những yếu tố quan trọng mà bắt buộc sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu, học hỏi nếu không muốn rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Thụ động
Và cuối cùng, thái độ cá nhân quyết định rất nhiều đến cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp. Bạn sẽ chẳng bao giờ có được một công việc hài lòng nếu chỉ rải CV lên khắp các trang mạng và đợi nhà tuyển dụng liên hệ. Bạn cũng sẽ chắc chắn không có được những vị trí thuận lợi nếu không chủ động tận dụng những mối quan hệ ngày còn sinh viên đã xây dựng. Qua đó có thể thấy rằng sự thụ động trong công việc không những làm bạn bất lợi trước sức ép cạnh tranh mà còn tạo thói quen không tốt trong quá trình xây dựng sự nghiệp sau này.
Trên đây là 5 lí do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được sự trang bị đầy đủ về tinh thần lẫn thái độ trong thời gian tìm việc sắp tới. Chúc bạn thành công.
Quang Vũ - Trí thức trẻ
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 280
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công