5 thông tin cơ bản cho người lựa chọn ngành ngôn ngữ
Ngành Ngôn ngữ đang là một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn có cơ hội rộng mở về việc làm, thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhanh chóng. Nhưng bạn đã biết gì về ngành Ngôn ngữ? Sau đây là một số thông tin cơ bản về ngành Ngôn ngữ dành cho những bạn đang có ý định theo học ngành này.
1. Ngành Ngôn ngữ thi khối nào?
Tùy vào ngôn ngữ bạn lựa chọn theo học (như ngôn ngữ Anh, Hàn, Nhật, Trung, Nga…) sẽ tương ứng với khối thi (tổ hợp môn thi) bạn phải ôn luyện để dự thi. Ví dụ: nếu bạn muốn ứng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh, bạn có thể lựa chọn các khối thi như A01, D01, D09, D10, D14, D15 hay nếu bạn muốn ứng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn, bạn có thể lựa chọn các khối thi như A01, C00, D01, D14, D15, D78, D96…
Ngoài ra, do mỗi trường đào tạo những ngành ngôn ngữ giống hoặc khác nhau, đồng thời quy định về khối thi có thể cũng khác nhau. Sinh viên quan tâm có thể tham khảo chi tiết cuốn “Những điều cần biết về kì thi tuyển sinh” hoặc truy cập vào website của trường để theo dõi ngành học - khối thi tuyển sinh hàng năm.
2. Sinh viên có cần biết ngôn ngữ đó trước khi vào Đại học?
Đây là thắc mắc chung của không ít bạn trẻ khi lựa chọn theo học bất kỳ một ngành Ngôn ngữ nào và câu trả lời là “KHÔNG” . Tất cả các trường đều sẽ dạy tiếng (Hàn, Trung, Nhật…) sơ cấp cho sinh viên năm 1.
Như vậy, bạn sẽ không cần phải biết ngôn ngữ đó trước vẫn có thể ứng tuyển và vào học bình thường. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích những ai đã xác định rõ hướng đi và lựa chọn được ngôn ngữ theo học nên tìm hiểu trước những điều cơ bản để có bước khởi đầu chắc chắn hơn, nhanh hòa nhập và làm quen với ngành học.
3. Giảng viên ngành Ngôn ngữ tại các trường Đại học là ai?
Đó chắc chắn là những người rất có năng lực, học vị từ bậc Cử nhân - Thạc sĩ trở lên, đa phần đã tốt nghiệp các trường Cao học ở quốc gia nói ngôn ngữ đó với các chuyên ngành có liên quan, đảm bảo truyền đạt đầy đủ những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế… Bên cạnh đó, cũng có một số thầy cô tuy không xuất thân từ ngành Ngôn ngữ nhưng học và nghiên cứu về văn hóa, xã hội, kinh tế, lịch sử nói chung của quốc gia nói ngôn ngữ đó.
Ngoài ra, các trường có thể có giảng viên là người bản xứ hoặc không – giảng viên là các giảng viên ngôn ngữ đó đến từ các tổ chức, trung tâm mà trường hợp tác…
4. Học ngành Ngôn ngữ ra trường làm gì?
Ngoài việc trở thành các phiên dịch viên hay biên dịch viên, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ còn có thể ứng tuyển vào rất nhiều các vị trí thuộc lĩnh vực và chuyên ngành liên quan nếu đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng từ tổ chức, doanh nghiệp như: Nhà hoạt động ngoại giao, nhân viên làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu, chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý trong các công ty nước ngoài, giáo viên giảng dạy ngôn ngữ, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên, biên tập viên các mảng tin tức quốc tế…
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ sẽ có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Lý do đơn giản xuất phát từ tiềm năng và cơ hội hội nhập kinh tế, văn hóa thế giới, chính sách mở cửa hợp tác quốc tế cùng nhiều vấn đề liên quan khác kéo theo việc hình thành rất nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp cần người biết ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc. Trong đó, nở rộ là nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc xoay quanh ngành ngôn ngữ. Nếu bạn có đam mê với ngành này, hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa để có những lựa chọn thật chính xác, định hướng công việc trong tương lai. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]Từ 2025, miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi để tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 171
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm 10 để cộng vào điểm xét tốt nghiệp.
Xem thêm [+]Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Ngày đăng: 01/10/2024 - Lượt xem: 135
Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 116
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 104
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công