6 kiểu sinh viên chưa ra trường đã bị doanh nghiệp "từ chối", xã hội "đào thải", nguy cơ thất nghiệp rất cao dù học ở các trường top đầu
Ở thời buổi việc làm thì ít mà lao động thì nhiều, đây là 6 kiểu sinh viên được dự đoán có nguy cơ thất nghiệp cao sau khi tốt nghiệp. Nếu không chịu thay đổi sớm, không chỉ doanh nghiệp và đến cả xã hội cũng sẽ đào thải bạn.
1. Lười biếng
Sinh viên lười học hỏi, không chịu được khó, làm một mà than mười thì ít khi được trọng dụng, dễ thất nghiệp.
Nhiều sinh viên nghĩ rằng chỉ cần trúng tuyển vào trường đại học là sau này có thể dễ dàng xin việc nên chủ quan lơ là, coi việc học hành chỉ là việc phụ, suốt ngày chơi bời, không tập trung rèn luyện và trau dồi kiến thức cho bản thân. Một số khác thì kinh nghiệm việc làm chưa có nhưng lười học hỏi, không chịu được khó, không chịu được khổ, chỉ thích công việc nhàn hạ, làm một mà than mười.
Những kiểu sinh viên này khi đi làm dù có thông minh cũng ít khi được trọng dụng, thậm chí còn bị nhiều doanh nghiệp “xa lánh”. Việc lương cao không nuôi kẻ nhàn hạ, nếu không sớm thay đổi bản thân thì không những không tìm được công việc tốt mà nguy cơ thất nghiệp cũng rất là rất cao.
2. Thiếu kỹ năng thực tế
Trường đời thực sự khác xa với trường học, không phải bạn cứ “cày” trên sách vở và đạt kết quả xuất sắc là bạn có thể đảm nhiệm mọi vị trí công việc.
Bước chân vào môi trường thực tế, công việc sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa nền tảng kiến thức, tính ứng dụng, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề,... của sinh viên. Vì vậy, những sinh viên tốt nghiệp dù đạt bằng giỏi mà khả năng thực hành kém cũng sẽ bị các doanh nghiệp từ chối, thậm chí là thất nghiệp sau khi ra trường. Ngay cả khi bạn tốt nghiệp ở một trường danh tiếng, nếu năng lực của bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của công việc, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị sa thải mà thôi.
3. Không có chí tiến thủ
Chẳng có một doanh nghiệp nào muốn bỏ tiền ra để thuê một nhân viên “ì ạch” chậm tiến với đồng nghiệp và xã hội.
Nhiều sinh viên rõ ràng là có năng lực nhưng đi phỏng vấn vẫn bị “ đánh trượt” bởi vì tầm nhìn ngắn, đi làm không có mục tiêu, đến đâu hay đến đó, chấp nhận sống dễ dãi với bản thân, nhanh thỏa mãn với những gì mình có được.
Chẳng có một doanh nghiệp nào muốn bỏ tiền ra để thuê một nhân viên “ì ạch” chậm tiến với đồng nghiệp và xã hội. Những người này dù có được nhận thì cũng sẽ sớm bị đào thải hoặc tự nghỉ việc vì những đồng nghiệp vào cùng thời điểm hay vào sau đã công thành danh toại hết rồi mà họ vẫn giậm chân tại chỗ.
4. Chăm kiếm tiền nhưng quên trau dồi kiến thức và kỹ năng
Nhiều sinh viên hiện nay thường tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập. Việc này tuy tốt nhưng cũng gây ra một số vấn đề như chểnh mảng việc học, chán học và ảnh hưởng đến việc ra trường trong tương lai.
Điều này cũng không tốt cho việc tìm việc làm sau này khi mà những sinh viên này không biết cách sắp xếp và cân bằng trong việc học và việc làm thêm. Việc quan trọng hơn thì nên ưu tiên, không nên để việc phụ làm ảnh hưởng đến việc chính. Vì vậy, kiểu sinh viên này cũng sẽ không được doanh nghiệp săn đón.
5. Đánh giá quá cao khả năng của bản thân
Những sinh viên hay “ảo tưởng sức mạnh” kiểu này thường là người không thể đánh giá chính xác năng lực của bản thân, vì vậy rất khó được trọng dụng và dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.
Tình trạng này thường phổ biến ở sinh viên các trường đại học thuộc top đầu. Họ là những sinh viên nghĩ rằng mình học ở những ngôi trường danh giá thì cũng sẽ phải nhận những công việc “xứng tầm”, sau khi tốt nghiệp sẽ được các công ty, đơn vị lớn ưu tiên giao cho những vị trí cao mà coi thường những việc “cỏn con”.
Tuy nhiên, việc được nhận vào những công ty lớn hay nhỏ, đảm nhiệm công việc quan trọng hay “tầm thường” còn phụ thuộc vào năng lực thực sự của bản thân chứ không phải các “mác” ngôi trường mà bạn theo học. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp của bạn, họ chỉ trả tiền cho khả năng và những đóng góp trong công việc của bạn. Những sinh viên hay “ảo tưởng sức mạnh” kiểu này thường là người không thể đánh giá chính xác năng lực của bản thân, vì vậy rất khó được trọng dụng và dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.
6. Hay ỷ lại, thích dựa dẫm
Đa số những sinh viên hay ỷ lại và sống phụ thuộc thường thiếu kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc.
Nhiều sinh viên hiện nay có suy nghĩ thụ động và có tính ỷ lại vì từ bé đến lớn đã được bố mẹ và người thân bao bọc, “nuông chiều”. Kiểu sinh viên này thường có tư duy chậm tiến, không chịu được khó, ngại chịu khổ, gặp vấn đề gì cũng phải dựa dẫm hoặc có người khác “ra tay giúp đỡ” mới có thể vượt qua.
Đa số những sinh viên này thường lúng túng và thiếu kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc. Nếu lúc đi học không biết mà thay đổi thì khi bước ra trường đời rất khó có thể thích ứng và làm tốt công việc, dần dần cũng sẽ bị các công ty đào thải mà thôi.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Ngọc Linh
Theo Cafebiz
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nhảy việc nhiều thì có lên kinh nghiệm hay không?
Những kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên mới ra trường
Bài viết khác
CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 2375
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Phương án tuyển sinh các trường đại học 2024 và lịch sử điểm chuẩn của các trường Đại học qua các năm gần nhất
Ngày đăng: 27/01/2022 - Lượt xem: 7017
Ngay sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn đại học các năm trên Hướng nghiệp GPO (career.gpo.vn) để tìm trường phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Xem thêm [+]Lợi thế của thí sinh sở hữu IELTS trong xét tuyển đại học
Ngày đăng: 09/01/2022 - Lượt xem: 1588
Bắt đầu được các đại học đưa vào làm một trong những tiêu chí xét tuyển từ năm 2017, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ngày càng phổ biến và quan trọng với học sinh. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về tin tức này nhé.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2022: Nhiều ngành học mới đáp ứng nhu cầu nhân lực
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 1210
Các trường cao đẳng dự kiến tuyển sinh nhiều ngành học mới trong năm 2022 nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp.
Xem thêm [+]Đại học mở nhiều ngành mới, giảm chỉ tiêu từ thi tốt nghiệp
Ngày đăng: 05/01/2022 - Lượt xem: 966
Nhiều đại học dự kiến mở các ngành mới phù hợp thời đại số, đa dạng phương thức xét tuyển theo hướng giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về tin tức này nhé.
Xem thêm [+]Hướng nghiệp GPO dành tặng Học bổng Hướng nghiệp cho các Học sinh của Quỹ Khát Vọng
Ngày đăng: 12/12/2021 - Lượt xem: 1132
Sáng ngày 11/12/2021, Hướng nghiệp GPO đã tới Nhà chung của Quỹ Khát Vọng ở Hà Nội để trao tặng Học bổng Hướng nghiệp cho các học sinh trong độ tuổi từ 14-17 đang được Quỹ bảo trợ.
Xem thêm [+]Cần chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường cao đẳng, đại học
Ngày đăng: 30/11/2021 - Lượt xem: 1136
Việc sáp nhập trường đại học địa phương vào một số đại học trọng điểm quốc gia có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về vấn đề này nhé!
Xem thêm [+]Thành phố Hồ Chí Minh có thêm trường đại học
Ngày đăng: 24/11/2021 - Lượt xem: 1119
Ngày 22-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định cho phép Trường Đại học Quản lý và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoạt động đào tạo. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập vấn đề này nhé!
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2787
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Hội thảo trực tuyến: Đọc vị Xu hướng việc làm – Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2022 thu hút được nhiều chú ý từ Phụ huynh Gen Z
Ngày đăng: 15/11/2021 - Lượt xem: 1000
Chọn nghề thế nào để phù hợp với tính cách, đam mê? Chọn nghề thế nào để đáp ứng được xu hướng việc làm của xã hội tương lai? Cần chuẩn bị những gì để Gen Z có kỳ tuyển sinh 2022 suôn sẻ nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những băn khoăn này, Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công