Nhảy việc nhiều thì có lên kinh nghiệm hay không?
Một trong những điều làm nhiều ứng viên băn khoăn là nếu đi làm chưa có thành tích gì nổi trội trong công việc nhưng “thành tích”… nhảy việc thì lại qua quá nhiều công ty, liệu sẽ như thế nào? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá như thế nào với danh sách những công ty bạn đã trải qua và liệu họ có thích thú với năng lực và kinh nghiệm “sơ sơ” ở mỗi công ty mà bạn tích lũy được? “Nhảy việc” nhiều thì có “lên kinh nghiệm” hay không, chúng ta hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Về việc một người mong muốn thay đổi nghề nghiệp thì ở tuổi nào cũng chẳng có gì là lạ cả, nếu hội đủ các yếu tố để thực hiện việc này. Trên thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp mãi đến tuổi 30 vẫn chưa thể ổn định sự nghiệp bởi những lần “nhảy việc” đếm không quá trên đầu ngón tay. “Nhảy việc”, tuy nhiều người đánh giá là không ổn định, hay năng lực không đảm đương nổi công việc mới phải chuyển nhiều lần, thì dường như đang bắt đầu trở thành xu hướng chung của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Theo những bạn có thâm niên “nhảy việc”, thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc này, đó là mong muốn cải thiện câu chuyện thu nhập theo hướng tốt hơn và sự nắm bắt cơ hội thăng tiến cho bản thân. Việc thay đổi công việc giúp bạn có được vị trí cao hơn, thu nhập tăng nhanh hơn và nhanh chóng mở ra nhiều cơ hội mới hơn cho bản thân. Nhiều người thường cho rằng, “nhảy việc” chính là một cách để bạn bước ra khỏi sự “bình bình” của chính mình, tự tạo ra cơ hội tìm kiếm những chân trời mới và sẵn sàng thử sức với những điều mới mẻ, thú vị hơn nơi vẫn đang làm hàng ngày, vốn có phần chán ngán vì đã không tìm ra được điều gì mới mẻ và có động lực để phấn đấu hơn.
Liệu “nhảy việc” nhiều thì có phải “dày dạn kinh nghiệm” hay không?
Thật lòng, việc rời bỏ một nơi làm việc đang ổn định để chuyển tới một công ty khác chưa bao giờ là một điều dễ dàng cả. Trước 30 tuổi, có không ít bạn trẻ thường rất “sung” trong việc tìm kiếm và hăng hái thay đổi môi trường làm việc trong khoảng dao động sau 1 – 2 năm ở công ty cũ với mục đích để làm mới bản thân cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho cá nhân mình. Nhiều bạn tin rằng, kiểu gì một CV hoàn hảo được tạo nên từ bề dày “thành tích” những công ty bạn đã làm việc hay những vị trí bạn đã đảm nhận qua, cũng sẽ được các nhà tuyển dụng ưu tiên chú ý hơn hành trang chỉ có mỗi 1 công ty từ khi bắt đầu đi làm. Khâu “kinh nghiệm” phần nào được giải quyết bằng những lần “nhảy việc”, và thậm chí “nhảy việc” ở nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có khi càng tốt, kiểu như đa năng vậy!
Một thực tế hiển nhiên là, trong hồ sơ xin việc nếu có kha khá các công ty lớn nhỏ được “điểm danh”, và nhiều vị trí quan trọng hay thời thượng mà ứng viên từng nắm giữ cũng (phần nào) sẽ giúp tạo nên một ấn tượng không hề nhỏ với nhà tuyển dụng. Nhiều bạn đã được điểm cộng về độ linh hoạt trong công việc cũng như kinh nghiệm “từng trải” ở nhiều môi trường làm việc khác nhau, văn hóa công sở khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng thích nghi với công ty nếu bạn có cơ hội nhận được công việc sau này.
Nhưng nếu bạn muốn chứng tỏ năng lực bản thân, bạn phải chắc rằng bạn luôn nắm được kinh nghiệm nào đó từ những gì bạn đã từng làm. Nếu CV của bạn chỉ toàn những công việc “dăm bữa nửa tháng” hoặc dưới 2 năm làm việc, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ dễ nản lòng và nguy cơ bạn bị bỏ rơi là rất cao. Vậy thì nhiều lần “nhảy việc: liệu có khiến nhà tuyển dụng “rung rinh” hay chỉ gia tăng nỗi bất an của họ rằng bạn sẽ nhanh chóng “cả thèm chóng chán” như những lần trước?
Tuổi 30 liệu có nên nhảy việc để có kinh nghiệm?
Nhảy việc dường như là một khái niệm tương đối tiêu cực trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn khéo léo biết nhảy việc đúng cách, đúng thời điểm, bạn vẫn sẽ dễ dàng tích lũy được những kinh nghiệm cần có cho dù ở tuổi 30. Nhiều chuyên viên tuyển dụng cao cấp “bật mí” rằng, nếu muốn chứng minh bản thân, thì hãy liều lĩnh thay đổi công việc, trung bình 3 – 4 năm/lần. Điều này tương đương với việc, một người ở tuổi 30 trung bình nên có khoảng 2 – 3 lần thay đổi công việc tính từ lúc ra trường. Đây là “con số” vừa phải, an toàn và phù hợp để bạn chắc chắn có được một CV hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy nhớ rằng, khi bạn rời đi, bạn có thể mang theo được một lượng kiến thức hoặc kinh nghiệm làm hành trang cho những bến đỗ tiếp theo của mình.
Nhiều người từng “nhảy việc” khuyên đừng vội nhảy việc vì sức hấp dẫn của vị trí mới, lợi ích cao hơn hoặc đơn giản là chán nản công việc hiện tại. Ở tuổi 30, bạn sẽ bớt đi nhiệt huyết như tuổi trẻ để bắt đầu mọi thứ, bạn cũng không dồi dào năng lượng để liên tục làm quen, học hỏi rồi lại tiếp tục đổi mới và điều quan trọng là, bạn bắt đầu cần có sự ổn định ở một môi trường làm việc phù hợp và lâu dài hơn, ít nhất trong khoảng tối thiểu 3 – 5 năm tới.
Cuối cùng, dù cho thời đại đang dần thay đổi, và xu hướng nhảy từ công việc này sang công việc khác không hẳn 100% là tiêu cực. Tuy nhiên, bạn cần nhiều thời gian hơn, thậm chí là từ 2 – 3 năm để học hỏi và phát triển ở một môi trường trước khi quyết định rời đi. Đơn giản vì các nhà tuyển dụng và nhà quản lý không hoàn toàn hài lòng với việc “nhảy việc”, bởi đó là một hình thức đầu tư nhân sự không khôn ngoan về mặt lâu dài đối với họ. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà bó buộc chính mình ở một nơi làm việc suốt thời gian dài để rồi đến tận ngưỡng 30, bạn mới chán nản nhận ra đây không phải là nơi mình thuộc về.
Hãy cân nhắc về kế hoạch nhảy việc của bạn một cách chín chắn để đem lại lợi ích lâu dài cho bản thân. Bằng cách đó, bạn có thể hy vọng tìm được một bến đỗ vững chắc, ổn định trong tương lai không xa.
Lời kết
Vậy với bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu được thêm về chủ đề thay đổi công việc. Nếu vẫn còn phân vân, hãy tham khảo nhiều bài viết hơn của Hướng nghiệp GPO ở phía dưới, hoặc đăng ký dịch vụ hướng nghiệp cung cấp bởi GPO tại đây nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 20
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 89
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 91
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 87
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 113
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 175
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 126
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 241
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 330
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 223
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công