7 điều bạn không bao giờ được nói với cấp trên
Có thể là bạn đang làm việc trong một môi trường thoải mái, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua những nguyên tắc xã giao chuyên nghiệp. Ngay cả trong những trường hợp bình thường nhất, một câu nói bất cẩn với đồng nghiệp hoặc cấp trên có thể làm bạn mất đi hình ảnh chuyên nghiệp hoặc cản trở sự thăng tiến.
Đừng để những câu nói bất cẩn làm cản trở sự nghiệp của bạn. Hãy thận trọng lựa chọn từ ngữ trước khi nói chuyện với cấp trên nhé. Dưới đây là 7 cụm từ bạn nên tránh sử dụng khi nói chuyện với sếp của mình.
1. “Tôi cảm thấy là…”
Đừng đề xuất một điều gì đó đơn giản là vì bạn “cảm thấy” đó là một ý tưởng hay. Thay vào đó, hãy bằng sử dụng bằng chứng và dữ liệu để có thể tự tin đề xuất ý tưởng hoặc chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Hãy nhớ rằng khi bạn sử dụng cảm xúc để biện minh cho hành động của mình, bạn đang thể hiện rằng mình không logic hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện.
2. “Tôi không biết nhưng mà …”
Câu này cũng tương tự như câu “Tôi cảm thấy là…”. Việc bắt đầu một câu bằng cụm từ “Tôi không biết” trước khi đưa ra đề xuất sẽ không khiến đồng nghiệp của bạn tin tưởng nhiều vào những gì bạn sẽ nói tiếp theo. Nếu bạn không tự tin vào ý tưởng của mình thì tại sao sếp của bạn lại cảm thấy tin tưởng ý tưởng đó nhỉ?
3. "Tôi sẽ nghỉ việc" hoặc "Nếu ông/bà không làm điều này, tôi sẽ nghỉ"
Đừng đưa ra những lời đe dọa vu vơ như này trừ khi bạn thực sự sẵn sàng nghỉ việc. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên tránh ăn nói như này. Nó khiến bạn giống như một đứa trẻ ngỗ ngược và sẽ nổi cơn thịnh nộ nếu không đạt được điều mình muốn. Không cần phải nói cũng biết rằng đây không phải là hình ảnh về bản thân mà bạn muốn thể hiện tại cơ quan.
4. “Ở chỗ làm trước của tôi…”
Mặc dù bạn có thể đã được tuyển dụng nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức trước đây của bạn, nhưng không một nhà tuyển dụng nào lại muốn bạn so sánh mọi khía cạnh của công việc hiện tại so với những gì bạn đã trải qua tại nơi làm việc trước. Khi bạn làm điều này, nhà tuyển dụng hiện tại sẽ đặt ra câu hỏi rằng liệu bạn có trung thành với doanh nghiệp hay không đấy.
5. "Tôi có thể nói chuyện với giám đốc về điều này không?"
Có thể là bạn đang có ý tưởng rất hay, rất độc đáo, nhưng trước khi gửi email cho trưởng bộ phận, hãy nói chuyện với sếp của bạn trước. Tốt hơn hết là bạn nên thông qua theo đúng trình tự cấp bậc tại doanh nghiệp của mình, thay vì bỏ qua người quản lý trực tiếp của bạn và liên hệ trực tiếp với sếp của họ.
Nếu bạn đang có gì đó chưa vừa ý với sếp của mình, hãy sắp xếp một cuộc gặp mặt chia sẻ với ông/bà ấy về vấn đề này. Nếu bạn không thể đạt được bất kỳ giải pháp nào thì hãy trao đổi với bộ phận nhân sự.
6. “Không” hoặc “Không thể”
Ngay cả khi sếp của bạn đang yêu cầu bạn làm một điều gì đó dường như là không thể, hãy tránh việc để đáp lại yêu cầu của họ bằng từ “Không”. Bởi lẽ sếp của bạn muốn bạn trình bày về các giải pháp chứ không phải các vấn đề. Khi bạn từ chối ngay lập tức, bạn thể hiện rằng mình không linh hoạt, không muốn thử và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.
Thay vào đó, hãy giải thích cho sếp của bạn những gì bạn cần để đáp ứng yêu cầu mới này. Hãy nói về các phương pháp thay vì nói các lời bào chữa. Ví dụ: “Nhóm của tôi có thể hoàn thành dự án lớn trước thời hạn một tuần nếu chúng tôi tạm dừng hai dự án phụ khác này và tập trung vào đây. Hoặc bạn có thể nói là :”nếu chúng tôi loại bỏ một số yêu cầu khỏi dự án thì dựa trên các ưu tiên của sếp, lựa chọn nào phù hợp hơn?”
Không phải lúc nào bạn cũng có thể đáp ứng mọi yêu cầu cho sếp của mình, tuy nhiên bạn có thể sáng tạo, linh hoạt hơn và có thể đề xuất các phương án.
7. "Tôi cần tăng lương"
Sếp của bạn chắc chắn sẽ rất ghét câu noi này, và họ có lý do chính đáng. Bởi lẽ việc bạn “cần” tăng lương không giải thích cho họ lý do tại sao bạn lại xứng đáng với điều đó. Thay vì phàn nàn về việc chi phí đi lại đang tăng hoặc nói rằng bạn đang muốn chuyển ra ở riêng, hãy nói về cách bạn đã tạo ra giá trị cho công ty ra sao và mức lương của bạn so với tỷ giá thị trường như thế nào. Hãy nhớ là phải bắt đầu cuộc trao đổi bằng các lý do hợp lý cho việc tăng lương hoặc thăng chức của bạn chứ đừng cố gắng than khổ để cho sếp của bạn mủi lòng.
Kết luận
Trước khi nói ra điều gì đó mà bạn có thể sẽ hối hận sau này, hãy dừng lại một chút và cân nhắc lại những gì bạn đang muốn nói với sếp, những gì bạn hy vọng sẽ nhận được và phản ứng của sếp sẽ ra sao.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
-
Cách để tối ưu hóa các động từ trong sơ yếu lý lịch để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
-
5 cách giúp bạn đánh giá văn hóa doanh nghiệp ngay trong buổi phỏng vấn
Bài viết khác
Nghiên cứu mới gây "sốc": 3 nghề sắp bị "xóa sổ" bởi AI
Ngày đăng: 27/05/2025 - Lượt xem: 39
Nghiên cứu mới gây "sốc": 3 nghề sắp bị "xóa sổ" bởi AI
Xem thêm [+]Để không thất nghiệp trong 10 năm tới, thí sinh nên lựa chọn ngành học nào?
Ngày đăng: 27/05/2025 - Lượt xem: 81
Để không thất nghiệp trong 10 năm tới, thí sinh nên lựa chọn ngành học nào?
Xem thêm [+]Một ngành học ở Việt Nam ‘khát’ tới 700.000 nhân sự: Sinh viên vừa tốt nghiệp đã được săn đón, lương lên đến 60 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 26/05/2025 - Lượt xem: 51
Một ngành học ở Việt Nam ‘khát’ tới 700.000 nhân sự: Sinh viên vừa tốt nghiệp đã được săn đón, lương lên đến 60 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học năm 2025: Tất cả thí sinh phải đăng ký xét tuyển trực tuyến
Ngày đăng: 23/05/2025 - Lượt xem: 55
Trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, tất cả thí sinh, bao gồm cả thí sinh được xét tuyển thẳng, phải thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến, đưa tất cả nguyện vọng xét tuyển vào Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm [+]Ngành học ‘vàng’ thời 4.0: Thu nhập 150 triệu/tháng, Việt Nam khát 50.000 nhân sự
Ngày đăng: 17/05/2025 - Lượt xem: 170
Ngành học ‘vàng’ thời 4.0: Thu nhập 150 triệu/tháng, Việt Nam khát 50.000 nhân sự
Xem thêm [+]Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Ngày đăng: 15/05/2025 - Lượt xem: 224
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Xem thêm [+]3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 217
3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 154
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 104
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 120
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công