7 phương pháp hữu ích nhất giúp học sinh trung học phổ thông định hướng nghề nghiệp
Chúng ta thường nghĩ rằng học sinh trung học còn quá nhỏ tuổi để tự định hướng cho tương lai của mình.
Nhưng thật ra là không bao giờ là quá sớm khi học sinh trung học làm quen với 7 bước đi thuận lợi nhất này vì chúng có thể giúp học sinh lựa chọn con đường sự nghiệp cho riêng mình. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO theo dõi các thông tin dưới đây:
=> Xem thêm:10 phương pháp dạy con của người Do Thái, cha mẹ nào cũng nên học hỏi
1) Giúp học sinh khám phá sở thích và tài năng của mình
Một trong những điều quan trọng nhất để giúp học sinh trung học lựa chọn một nghề nghiệp nào đó là đảm bảo rằng các em có hứng thú với nghề nghiệp đó. Nếu mà học sinh không thấy thích một nghề cụ thể nào đấy thì khả năng cao là chúng sẽ không phấn đấu để đạt thành tích tốt trong học tập để theo đuổi nghề đấy trong tương lai. Ngoài ra, đối với cả quá trình học tập và con đường sự nghiệp sau này của học sinh, sự sa sút này có thể dẫn đến những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và sự bất mãn với cuộc sống.
Một cách tuyệt vời để giúp học sinh xác định sở thích là bảo chúng lập một danh sách những thứ chúng thích tìm kiếm trên mạng internet. Đôi khi chúng ta quên rằng sở thích của chúng ta có thể dẫn đến một sự nghiệp viên mãn. Bởi lẽ nếu chúng ta giỏi một thứ gì đó, thì khả năng cao là ta sẽ có thể tận dụng năng khiếu đó để kiếm sống. Hiểu được cách học tập của học sinh cũng có thể giúp xác định được con đường sự nghiệp sau này. Ví dụ, nếu học sinh là người nhạy bén về xúc giác hoặc có óc thẩm mỹ, chúng có thể phù hợp hơn với một công việc yêu cầu làm việc bằng tay hơn so với công việc bàn giấy.
Tìm ra một nghề nghiệp cụ thể đòi hỏi những kỹ năng cụ thể mà học sinh muốn theo đuổi trong tương lai sẽ giúp chọn đúng trường đại học hoặc chương trình đào tạo sau này. Ví dụ: đối với các thanh thiếu niên thích nghề thiết kế thời trang hoặc làm đồ họa thì việc ứng tuyển vào một trường chuyên về các khoa này giúp sẽ chúng không phải mất công học lại một trường đại học khác hoặc phải đào tạo thêm sau khi tốt nghiệp đại học ở 1 lĩnh vực, chuyên ngành khác.
2) Trao đổi với các chuyên gia
Trao đổi với một người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể có thể giúp học sinh trung học biết rằng liệu một ngành nghề nào đó có phải là ngành nghề mà mình muốn theo đuổi hay không. Thông thường khi chúng ta còn trẻ, ta sẽ có xu hướng nghĩ rằng công việc mơ ước của chúng ta sẽ rất là lý tưởng và mang một màu sắc hồng. Bằng cách tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, học sinh có thể dự tính được công việc tương lai sẽ ra sao, lộ trình học tập như thế nào, khu vực sẽ sinh sống và thậm chí là cả mức lương mình sẽ được nhận.
Ngoài việc trò chuyện với những người công tác ở trong lĩnh vực nghề nghiệp mà học sinh muốn lựa chọn, ta có thể tìm kiếm rất nhiều thông tin về nghề nghiệp trên mạng. Với tư cách là một bậc cha mẹ, bạn có thể tự mình tìm kiếm và chia sẻ thông tin với con bạn. Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các cố vấn nghề nghiệp tại trường trung học của con .
3) Các bài kiểm tra và các khóa học năng khiếu
Nếu học sinh không chắc rằng mình phù hợp với loại nghề nghiệp nào hoặc công việc mà mình muốn làm sau khi tốt nghiệp là gì thì hãy làm bài kiểm tra năng khiếu nghề nghiệp nhé. Việc này có thể giúp hé lộ các kỹ năng tiềm ẩn và xác định các lĩnh vực nghề nghiệp mà tiềm năng của học sinh có thể tỏa sáng. Ngoài ra còn có nhiều khóa học trực tuyến mà con bạn có thể thử sức để quyết định xem chúng có đam mê với một môn học hoặc kỹ năng cụ thể hay không. Điều này giúp đảm bảo khả năng và sở thích tương thích với chuyên ngành và con đường sự nghiệp trong tương lai.
4) Thực tập
=> Xem Thêm : Chief Brand Officer – Giám đốc thương hiệu
Học sinh cũng có thể thu được rất nhiều lợi ích từ việc thực tập. Các em không những tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình mà còn có cơ hội gặp gỡ được những người có thể giới thiệu, đề bạt chúng trong tương lai. Mặc dù học sinh trung học có thể không được hưởng lương khi tham gia thực tập, nhưng bù lại, kinh nghiệm mà các em tích lũy được sẽ là vô giá. Nếu bạn có thể tìm được một công việc thực tập mà học sinh thích, thì đó sẽ không phải là một công việc mà chỉ là một dịp thú vị để bọn trẻ dành thời gian và rèn giũa thêm những kỹ năng mới. Điều này cũng sẽ giúp xác định xem liệu lĩnh vực học sinh chọn để làm thực tập có đúng với kỳ vọng hay chưa và đây có phải là lĩnh vực chúng muốn theo đuổi trong tương lai không.
Đi thực tập không chỉ có thể giúp học sinh có thêm người giới thiệu, đề bạt trong tương lai mà còn giúp chúng hiểu về các mối quan hệ. Việc có một chỗ đứng trong lĩnh vực mà học sinh đã chọn khi còn trẻ sẽ mang về nhiều lợi thế hơn cho chúng. Việc đã đi thực tập và có kinh nghiệm làm việc cũng tác động tích cực đến lý lịch của học sinh khi ứng tuyển vào đại học. Khi học sinh càng quen với việc học tập và làm việc, chúng sẽ có thể tích lũy nhiều năm kinh nghiệm làm việc liên quan mà nhiều ngành nghề thường yêu cầu ứng viên phải có khi tuyển dụng vào các vị trí tốt nhất.
5) Xác định mục tiêu và lập kế hoạch trước
Khuyến khích học sinh nghiên cứu những nghề nghiệp tiềm năng. Nếu học sinh đang có ý định làm nghề kỹ sư và nhận ra rằng mình không giỏi toán lắm, thì bây giờ là lúc chúng cần tìm kiếm sự giúp đỡ để cải thiện hoặc bắt đầu cân nhắc các con đường sự nghiệp khác. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho bạn và con nhận thức được những môn học cần tập chung và những chuyên ngành phù hợp khi ứng tuyển vào các trường đại học. Nhờ đó mà sau này, học sinh sẽ có chuyên môn và kiến thức cần thiết để trở thành một ứng viên sáng giá khi làm việc trong lĩnh vực mà mình đã lựa chọn.
Điều quan trọng là phải nhắc nhở học sinh rằng cần phải nghiêm túc khi chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. Ngoài ra, kết quả học tập trong các môn học cụ thể có thể nói cho ta biết rằng liệu học sinh có vào đúng trường đại học hay không. Đây sẽ là một khởi đầu thuận lợi giúp học sinh đi đúng hướng sự nghiệp. Nếu bạn có thể giúp cho con mình trải nghiệm trước một vài khó khăn, thử thách của một ngành nghề nào đó, điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho chúng quyết định xem liệu đây có phải là ngành nghề mà chúng muốn làm hay không. Nếu học sinh không sẵn sàng làm một số "công việc khó khăn" đi kèm với một ngành nghề cụ thể thì có lẽ chúng không phù hợp với ngành nghề này. Tuy nhiên, nếu bọn trẻ có đủ sự đam mê với nghề mà mình đã chọn, thì những khó khăn, thử thách của công việc sẽ không thể ngăn cản chúng theo đuổi nó.
Hỗ trợ và cổ vũ học sinh trên con đường đã chọn sẽ mang lại động lực to lớn để chúng tự tin bước tiếp. Ngoài ra, ta cũng nên cho bọn trẻ biết rằng chúng không cần phải chọn một con đường sự nghiệp duy nhất và gắn bó với nó cho đến cuối đời. Nếu bọn trẻ không thích hoặc không hứng thú với việc đầu tiên của mình, thì chúng vẫn đang tích lũy được thêm những kinh nghiệm quý giá, điều này sẽ giúp CV trông bắt mắt hơn và có thể giúp họ đạt được sự nghiệp mơ ước của mình.
6) Tham gia Ngày hội việc làm
=> Xem thêm :Top 10 ngành nghề thiếu nhân lực nhất trong tương lai
Nhiều trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp tổ chức các ngày hội việc làm cho học sinh và nhân viên tiềm năng. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để học sinh tham gia và tìm hiểu về các nghề nghiệp mà mình muốn lựa chọn, một số nghề nghiệp mà chúng có thể tìm hiểu ở các sự kiện như này có thể là các nghề nghiệp mà chúng chưa từng cân nhắc tới.. Có vô số nguồn cung cấp thông tin tại các hội chợ việc làm và ngày hội việc làm, và rất có thể, các chuyên gia luôn sẵn sàng trực tiếp đưa ra những lời khuyên cho học sinh. Nếu con bạn là học sinh cuối cấp trung học, một ngày hội nghề nghiệp có thể cực kỳ hữu ích trong việc giúp chúng quyết định học trường đại học nào. Nếu một trường đại học có một chương trình tốt mà học sinh cảm thấy thú vị, điều này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn khi học sinh chọn trường của họ.
7) Có kế hoạch dự phòng
Khác với năm mươi năm trước, hiện nay, có tới hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp môt chuyên ngành nào đó, và con số này nhiều hơn số nhu cầu việc làm. Tất nhiên, không ai muốn làm nản lòng con cái và học sinh của mình hay cản trở ước mơ của chúng, nhưng chúng ta cần phải thực tế. Việc chỉ có đam mê trên sàn diễn không phải là cách để trở thành diễn viên hạng A được trả lương cao nhất trên thảm đỏ Hollywood hay trở thành một ngôi sao sân khấu Broadway. Việc khuyến khích và ủng hộ tài năng,niềm đam mê của con bạn là điều cần thiết, nhưng ta cũng cần phải thực tế khi nói về các cơ hội nghề nghiệp. Thay vì chỉ tập chung về một kỹ năng duy nhất, có lẽ bạn nên có một kế hoạch dự phòng và thậm chí là vạch ra một kế hoạch dự phòng cho kế hoạch dự phòng đó của bạn. Điều này không có nghĩa là phải từ bỏ ước mơ về sự nghiệp sau này - tốt hơn hết là học sinh nên có một nguồn thu nhập được đảm bảo trong khi bản thân tiếp tục phấn đấu cho công việc mơ ước của mình.
8) Bắt đầu từ sớm
Việc tạo động lực cho học sinh có thể là một thử thách khó nhằn. Xét cho cùng thì đây là một giai đoạn mà có nhiều sự thay đổi đối với học sinh. Con bạn đang tự khám phá,hình thành nên nhân cách riêng của mình và sẵn sàng “rời tổ”. Hãy đảm bảo rằng con bạn có một định hướng rõ ràng thay vì chỉ đơn thuần là học đại học cho có. Điều cần thiết là phải khuyến khích chúng bắt đầu suy nghĩ về các lựa chọn nghề nghiệp của họ từng bước hoàn thành mục tiêu của mình mà không bị kiểm soát hay kìm nén quá nhiều. Cách tốt nhất để giúp học sinh chọn đúng con đường sự nghiệp là giúp chúng khám phá sở thích và tài năng của mình, đồng thời hỗ trợ khi chúng lớn lên và phát triển những sở thích và tài năng này. Học sinh có thể không trực tiếp tìm đến bạn để xin lời khuyên, nhưng bạn luôn có thể nhắc nhở chúng về đường đi nước bước của mình khi chúng vẫn còn nhỏ.
Quang Vinh - Theo HowToLearn.com
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 6
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 79
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 148
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 102
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 211
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 266
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 194
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 245
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công