Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Chief Brand Officer – Giám đốc thương hiệu
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là biểu tượng của sức mạnh kinh tế văn hóa và là trụ cột trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính điều đó, đã khiến nhu cầu tuyển dụng CBO (Giám đốc thương hiệu) của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Vậy Giám đốc thương hiệu là ai? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về vị trí này nhé!
Tìm hiểu về Giám đốc Thương hiệu (Chief Brand Oficer)
Giám đốc Thương hiệu tên Tiếng Anh là Chief Brand Officer (CBO) là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc phân tích insight của khách hàng và xây dựng chiến lược thương hiệu.
Một CBO có trách nhiệm chủ động tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và nắm rõ các thông tin về thương hiệu cạnh tranh khác, từ đó đưa ra phương án xây dựng chiến lược, hoạt động phù hợp với mục tiêu, định hướng và thương hiệu của doanh nghiệp.
Công việc chính của một CBO
Giám đốc thương hiệu là một mắt xích đặc biệt quan trọng trong bộ máy hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Khi đảm nhiệm vị trí này, công việc chính của bạn cụ thể:
- Nghiên cứu thị trường để cập nhật xu hướng của khách hàng cũng như dự đoán xu hướng tương lai
- Giám sát quảng cáo, thiết kế sản phẩm và các hình thức tiếp thị khác, đảm bảo duy trì tính nhất quán trong xây dựng thương hiệu
- Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường
- Dự kiến rủi ro để có các biện pháp xử lý kịp thời
- Liên kết với các phòng ban liên quan đảm bảo hoạt động Marketing thống nhất, phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty
- Quản lý ngân sách và đội ngũ nhân viên cấp dưới
Những yêu cầu đối với Giám đốc Thương hiệu
Có thể nói, Giám đốc thương hiệu đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập, xây dựng hình ảnh, chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì thế mà những yêu cầu đối với vị trí này rất khắt khe, đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, tố chất khác nhau.
- Kiến thức chuyên môn: Một CBO trước hết cần có kiến thức toàn diện về Marketing và Branding, am hiểu về phát triển thương hiệu và chiến lược kinh doanh Marketing.
- Kinh nghiệm làm việc: Đối với một vị trí cấp cao như giám đốc thương hiệu, ngoài trình độ học vấn, bạn phải có 3-5 năm làm việc trong lĩnh vực quản trị thương hiệu. Thêm vào đó, bạn cần tích lũy 3-5 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý, trưởng phòng...
- Kỹ năng: Để có thể hoàn thành tốt công việc, ngoài sự am hiểu về kiến thức chuyên ngành, Giám đốc Thương hiệu phải nắm vững một số kỹ năng như: kỹ năng giải quyết, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược…
- Năng lực, tính cách: có tinh thần trách nhiệm, chịu được áp lực công việc cao, trung thực, quyết đoán. Đặc biệt, bạn cần có tác phong làm việc chuyên nghiệp, tỉ mỉ, sáng tạo.
Thu nhập của Giám đốc Thương hiệu
Giám đốc Thương hiệu là một vị trí lãnh đạo với khối lượng công việc và áp lực làm việc khá lớn, người đảm nhận công việc này cũng cần có những kỹ năng, kiến thức nhất định. Chính vì vậy, quyền lợi và mức lương ở vị trí này cũng khá hấp dẫn. Theo số liệu thống kê của trang Glassdoor, tại Mỹ, năm 2020 mức thu nhập trung bình của một Giám đốc thương hiệu là 111.000 USD/năm tương đương 2 tỷ 553 triệu VNĐ. Thậm chí, mức lương có thể lên tới 183.000 USD/năm tương đương 4 tỷ 209 triệu VNĐ.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của CareerBuilder, mức thu nhập trung bình của một CBO khoảng 32,3 triệu đồng/tháng. Thậm chí, tùy vào kinh nghiệm làm việc cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp mức lương có thể lên đến 80 triệu đồng.
Những thách thức một CBO phải đối mặt
CBO được xem là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của sản phẩm và thương hiệu. Vì thế, công việc của họ thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong môi trường hiện đại có nhiều thay đổi.
- Áp lực thời gian: Gánh trên vai nhiều trọng trách lớn nhưng quỹ thời gian lại hạn hẹp. Vì thế các CBO cần sắp xếp, quản lý lịch trình làm việc hợp lý để có thể tận dụng thời một cách hiệu quả và tối ưu cũng như đảm bảo cân bằng cuộc sống và công việc.
- Áp lực từ đối thủ cạnh tranh: Trong môi trường kinh doanh “Thương trường là chiến trường”. Đối với mỗi một doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh chính là mối lo ngại đáng để lưu tâm. Đặc biệt, những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho cuộc cạnh tranh trở lên gay gắt, khốc liệt hơn. Thậm chí,một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng sử dụng chiêu trò hay chấp nhận rủi ro để chiếm lĩnh thị phần tạo áp lực cạnh tranh lớn trong thị trường kinh doanh. Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh luôn là một bài toán khó đòi hỏi các CBO cần nắm bắt thông tin cũng như phân tích, xây dựng chiến lược hoạt động hiệu quả, đảm bảo mục tiêu xây dựng giá trị, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Áp lực từ sự đổi mới của công nghệ: Công nghệ thường xuyên thay đổi khiến họ buộc phải chạy đua với thị trường và các đối thủ. Những Giám đốc thương hiệu cần nhanh chóng thích ứng, áp dụng vào công tác điều hành để không bị tụt hậu so với các đối thủ trên thị trường.
Tạm kết
Giám đốc thương hiệu (CBO) là một vị trí đáng ngưỡng mộ, là đích đến của cuộc hành trình đầy những chông gai và thách thức. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công.
Giang Giang
Bài viết khác
- Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào(107 lượt xem)
- 5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học(103 lượt xem)
- Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'(97 lượt xem)
- ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025(118 lượt xem)
- 10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên(247 lượt xem)
- Học nông nghiệp ra làm nghề gì?(347 lượt xem)
- Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10(229 lượt xem)
- Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025(291 lượt xem)
- Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên(198 lượt xem)
- Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng(287 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công