8 câu hỏi hữu ích nhất giúp nắm bắt được thông tin về công việc
Một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về công việc và doanh nghiệp mà không cần phải đi phỏng vấn là trao đổi với người khác để thu thập được thông tin. Việc trao đổi như này chỉ đơn giản là một cuộc trò chuyện giữa bạn và một người đang làm một công việc tương tự công việc mà mình đang có ý định ứng tuyển. Điều này không có nghĩa là cố gắng xin được việc bằng cách nói chuyện riêng với một người nào đó mà đơn giản chỉ là nhằm mục đích thu thập thông tin.
Làm thế nào để bạn thu thập thông tin? Bằng cách hỏi những câu hỏi phỏng vấn mang tính thông tin tốt nhất! Nếu bạn đã tìm thấy ai đó sẵn sàng dành cho bạn một vài phút thời gian của họ, qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp, bạn có nghĩa là họ có sẵn những câu hỏi hay. Điều đó có nghĩa là bạn đã thực hiện một số nghiên cứu và sẽ không lãng phí thời gian của họ với những thứ bạn có thể tự tìm hiểu.
Dưới đây là 8 câu hỏi hay nhất giúp bạn tận dụng tối đa buổi trao đổi của mình đề nắm bắt được các thông tin cần thiết.
1. Câu hỏi số 1: “Tôi nhận thấy rằng bạn đã làm việc tại Công ty A và Công ty B. Đường đi nước bước của bạn ra sao mà lại làm ở công ty này thế?”
Trước khi trao đổi với ai đó thì hãy xem qua trang Linkedin của người họ đi. Kiểm tra lý lịch của họ và chú ý xem người đó có thay đổi công việc hoặc chuyển nghề không. Câu hỏi này là một câu hỏi tốt để bắt đầu vì nó sẽ chứng minh rằng bạn đã tìm hiểu từ trước chuẩn bị kỹ càng.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này: Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được con đường sự nghiệp như nào sẽ dẫn đến công việc này. Điều đó có thể giúp bạn tự định hướng được con đường sự nghiệp của mình
2. Câu hỏi số 2: "Các nhiệm vụ chính trong công việc của bạn hàng ngày là gì?"
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình biết những gì người này làm qua chức danh công việc, nhưng sự thật có thể làm bạn ngạc nhiên đấy. Có thể bạn không hiểu rõ về chức danh công việc như mình nghĩ, hoặc có thể là các doanh nghiệp có yêu cầu công việc khác nhau. Đây là một câu hỏi hay vì nó giúp bạn tìm hiểu những gì họ làm trong một ngày làm việc bình thường, biết được mô tả công việc cơ bản và xem công việc thực sự đòi hỏi những gì.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này: Công việc này có thực sự như bạn nghĩ và nó có phù hợp với bạn không?
3. Câu hỏi số 3: "Bạn thích điều gì nhất về công việc của mình?"
Điều này cũng có thể làm bạn ngạc nhiên đấy. Có thể điều mà họ yêu thích là một số nhiệm vụ tuy khó nhằn nhưng lại phù hợp với họ. Có thể sẽ có những đặc quyền về công việc mà bạn thậm chí không biết. Khi bạn tìm hiểu về những gì mà một người thực sự thích về công việc của họ, bạn sẽ biết lý do tại sao họ tiếp tục làm công việc đó; đó là động lực khiến họ tiếp tục làm việc mỗi ngày. Hãy cẩn thận với người trả lời điều họ thích nhất là "ngày lĩnh lương" trừ khi việc kiếm tiền cũng là mục tiêu nghề nghiệp thực sự duy nhất của bạn.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này: Cảm xúc khi làm công việc này là gì? Nếu bạn nghĩ rằng bạn cũng sẽ hào hứng với điều tương tự khi làm công việc này thì đây có thể là một nghề nghiệp phù hợp với bạn.
4. Câu hỏi số 4: "Bạn ghét điều gì nhất ở công việc của mình?"
Hãy nhớ rằng, đây là một buổi trao đổi chứ không phải là một cuộc phỏng vấn việc làm, thế nên bạn có thể hỏi những câu hỏi kiểu như này. Bạn đang nói chuyện với một nhân viên bình thường, và họ có thể cho bạn biết chính xác là công việc nó sẽ như thế nào. Đó có thể là những công việc bình thường hàng ngày mà họ không thích. Nó có thể là việc bè phái nơi công sở. Có thể đó là sự thiếu hỗ trợ từ ban lãnh đạo Dù là gì đi chăng nữa thì hãy lưu ý nhé! Bởi lẽ, rất có khả năng là bạn sẽ gặp phải những điều tương tự.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này: Bạn sẽ cảm thấy rất vui khi được nghe những điều tốt đẹp về công việc. Thế nhưng cũng cần phải nghe mặt trái của nó nữa. Hãy cân nhắc giữa 2 yếu tố này và bạn sẽ có thể tự đánh giá xem đây có phải là công việc mình thích hay không.
5. Câu hỏi số 5: “Bạn dự đoán rằng công việc này sẽ thay đổi như thế nào trong 10 năm tới?”
Nghĩ về bất kỳ nghề nghiệp nào bạn mà mình thích và sau đó tìm hiểu về nghề nghiệp đó 10 năm trước về trước ra sao. Vào thời điểm này, có lẽ công việc đó đã khá khác đi đúng không?. Công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi thế giới và cách chúng ta làm việc rất đáng kể. Từ việc làm nhân sự đến marketing hay là làm mảng xây dựng, mọi công việc đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi.
Không phải ai cũng có thể thích nghi với sự thay đổi đó, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nhé. Một nhân người nhân viên giỏi nên biết rằng ngành nghề của mình sẽ đi về đâu và không cố bám theo những cách làm việc cũ.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này Ngay cả khi đang phải làm việc với những người luôn giữ khư khư cách làm cũ thì bạn vẫn có thể lờ mờ biết rằng trong tương lai thì công việc của mình sẽ ra sao và những gì cần phải làm để có thể tiếp trụ vững.
6. Câu hỏi số 6: “Nếu bạn có thể quay trở lại điểm ban đầu và thay đổi sử nghiệp của mình, bạn sẽ làm gì?”
Ai mà không nghĩ rằng “Ồ, tôi ước gì mình bé lại và có thể thay đổi mọi thứ nhỉ” hoặc “Tôi lẽ ra phải học về chương trình máy tính khi còn trẻ?” Mọi người đều có thể hồi tưởng và nghĩ về điều gì đó mà họ có thể đã làm để con đường sự nghiệp của mình suôn sẻ hơn. Đó có thể là tham gia một số lớp học nào đó, kiếm các chứng chỉ, chuyển đến nơi ở mới hoặc bất cứ điều gì khác. Bất cứ điều gì họ nói lúc này đều rất quan trọng và bạn sẽ muốn ghi nhớ lại đấy.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này Học từ những sai lầm của họ. Nếu bảo bạn rằng một lớp học máy tính nào đó sẽ hữu ích thì hãy theo học nó nhé. Hãy suy nghĩ về những gì họ nói về tương lai và bạn sẽ có thể chuẩn bị cho mình tốt hơn.
7. Câu hỏi số 7: “Hồ sơ năng lực của tôi nên có những ví dụ về công việc nào?”
Tại thời điểm này, có thể bạn đã có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, hoặc ít nhất là thích làm việc trong lĩnh vực đó. Nhưng mà bạn có kinh nghiệm mà các công ty đang tìm kiếm ở 1 ứng viên không? Cần phải biết rằng các công ty không chỉ muốn nghe về những gì bạn có thể làm - họ muốn thấy điều đó. Thế nên hãy đảm bảo rằng bạn đang đưa ra được những ví dụ về công việc phù hợp.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này Biết được rằng Hồ sơ năng lực có đi theo đúng hướng không? Bạn có đang thiếu các yếu tố chính khi viết không? Đây là một cách rất tốt để tìm hiểu những gì nhà mà tuyển dụng đang mong đợi ở 1 ứng viên và tránh việc bạn nộp 1 bản hồ sơ năng lực không đạt chuẩn cho nhà tuyển dụng.
8. Câu hỏi số 8: “Bạn có biết người nào khác mà có cũng có thể trao đổi với tôi về về ngành nghề này không?”
Đừng kết thúc cuộc trò chuyện mà chưa hỏi câu này! Được trao đổi với một người hiện đang làm vị trí công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển, thế nhưng bạn vẫn có thể nhận được nhiều hơn thế. Nếu họ có thể giới thiệu một hoặc hai người nào khác cho bạn thì việc xây dựng những mối quan hệ mới như này sẽ càng có lợi. Những người làm những công việc tương tự có thể có những ý kiến hoàn toàn khác nhau về tất cả những câu hỏi đang được đề cập đến. Thế mới nói là bạn càng có thể trao đổi với nhiều người, thì sẽ có càng nhiều thông tin.
Bạn sẽ tìm hiểu được gì sau khi hỏi câu này: Tên tuổi của những người khác. Những người trong cùng 1 ngành nghề mà sẵn sàng dành thời gian để giúp đỡ bạn là những người bạn cần giữ liên lạc và việc mở rộng mối quan hệ của mình không bao giờ là một điều xấu cả.
Khi đã trao đổi xong, hãy nhớ nói lời cảm ơn. Ngoài ra, bạn có thể gửi cho một tấm thiệp cảm ơn hay ít nhất là một email. Sau đó thì nên kết nối với họ trên LinkedIn.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
- Thế nào là một công việc “hoàn toàn phù hợp”
- Cần phải bỏ 5 thói quen sau để có được một công việc mơ ước
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 35
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công