90% người trẻ ra nghề thất bại, sinh viên khởi nghiệp quá sớm
Không phải ngẫu nhiên cứ 10 người trẻ khởi nghiệp thì có đến 9 người thất bại. Sự non trẻ, thiếu khinh nghiệm, nguồn vốn, … khiến những startup (doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) dần đi vào ngõ cụt. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
PGS.TS Nguyễn Anh Thi phân tích về vấn đề "khởi nghiệp với sinh viên" - Hướng nghiệp GPO
Vậy nên hay không, chuyện sinh viên khởi nghiệp khi đang còn ngổi trên ghế nhà trường?
Đây cũng chính là chủ đề của buổi hội thảo dành cho các bạn sinh viên đam mê khởi nghiệp do PGS.TS Nguyễn Anh Thi (Giám đốc khu Công nghệ phần mềm ĐHQG TP.HCM) dẫn dắt vào sáng ngày 29-11.
Khởi nghiệp tràn lan
Chưa bao giờ cụm từ “Startup” được nhắc đến nhiều như hiện nay. Theo một nghiên cứu của tập đoàn Amway phối hợp cùng trường đại học Technische Universitat Munchen (TUM) và công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung (GfK), Việt Nam là đất nước có tinh thần khởi nghiệp cao bậc nhất thế giới.
91% người Việt được khảo sát cho biết họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước. 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%.
Quả thực, không quá khó để bạn tìm thấy một “startup” khi bước chân ra ngõ. Từ những quán cà phê, những ứng dụng công nghệ đến những công ty, kinh doanh mua bán, … Tất cả đều là dự án khởi nghiệp của những bạn trẻ. Trong số đó, không ít người là sinh viên đang theo học tại trường đại học. Thậm chí, có người quyết định ngừng học để khởi nghiệp.
Đỗ Hữu Thăng từng là sinh viên ngành cơ khí (tường ĐH sư phạm kỹ thuật) TP.HCM. Sau 4 năm đại học, anh quyết định chọn con đường khởi nghiệp, mở công ty cho thuê các thiết bị sự kiện và truyền thông. Thăng chia sẻ: “Mình đã từng đi làm cho một công ty và nhận ra công việc không hợp với mình. Khi khởi nghiệp, bạn không chỉ thể hiện được hết khả năng, đam mê mà còn được làm chủ, độc lập tài chính và quan trọng là mang lại việc làm cho người khác”.
Thế nhưng, cứ 10 doanh nghiệp được thành lập thì chỉ có đến 9 doang nghiệp thất bại. Lí giải cho vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Anh Thi cho rằng, có nhiều yếu tố quyết địng đến startup thành công hay không.
Đam mê thôi chưa đủ
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Thi chia sẻ, để khởi nghiệp, thứ đầu tiên cần có chính là đam mê. Tuy nhiên, chỉ đam mê thì chưa đủ. Bạn phải nhận thức được khả năng, tố chất của mình có phù hợp để trở thành một doanh nhân. Sinh viên khởi nghiệp cũng cần có kỹ năng bán hàng, kiến thức rộng về các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kế toán, …
“Làm chủ chẳng qua cũng là một nghề, nhưng nghề này không phải ai làm cũng được. Để trở thành doanh nhân, bạn cần có tầm nhìn, thấy được tương lai mà người khác không thể thấy”, ông chia sẻ.
PGS.TS cũng khẳng định, các trường đại học nói chung và ĐHQG TP.HCM nói riêng không cổ xúy cho sinh viên khởi nghiệp. Đứng trước nhận định này, bạn Hoang Ly (sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) lại cho rằng: “Những đất nước tiên tiến đều tạo điều kiện để sinh viên được khởi nghiệp. Vậy tại sao các trường đại học ở Việt Nam lại không ủng hộ, đó có phải là một sự thụt lùi?”.
Trả lời cho vấn đề này, ông Nguyễn Anh Thi cho rằng, trách nhiệm của trường đại học là tạo môi trường cho sinh viên khởi nghiệp và đào tạo về tư duy khởi nghiệp cho sinh viên. Rất nhiều cuộc thi khởi nghiệp từ cấp trường, thành phố và bộ được tổ chức chính là sự ủng hộ. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của sinh viên vẫn là việc học.
Người khởi nghiệp giống như đánh một trận lớn, ngoài việc quân trang đầy đủ thì nắm bắt tình hình, xác định điểm yếu đối thủ vô cùng quan trọng.
“Facebook không phải mạng xã hội đầu tiên trên thế giới, nhưng giờ là mạng xã hội nhiều người dùng nhất. Nếu Mark Zuckerberg sinh cách đây 100 năm, anh ta sẽ chẳng thể nào thành công như hiện nay. Và lí do tại sao Yahoo biến mất, Nokia không thể đánh bại Samsung, Apple. Đó chính là yếu tố về thời cuộc. Phải nhạy bén về thời cuộc, và đương nhiên làm gì cũng sẽ cần một chút may mắn”, PGS cho hay.
Dấn thân để trải nghiệm
Việc các trường đại học tạo môi trường chính là để sinh viên trải nghiệp và xác định có thực sự phù hợp hay không. Nếu không phù hợp, đương nhiên không nên theo đuổi, bởi sẽ mất thời gian, công sức và tiền bạc của chính các bạn.
Thế nhưng làm thế nào để sinh viên khởi nghiệp thành công khi trong tay không có gì ngoài ý tưởng. Làm sao để tìm thấy những cộng sự và cả mentor (cố vấn hướng dẫn) để giúp các bạn định hướng tốt là thắc mắc của đa số sinh viên tham gia hội thảo.
Lời khuyên chính là sự chủ động: phải chủ động tìm hiểu bản thân muốn gì, chủ động tích lũy kiến thức, kỹ năng cần có, chủ động tìm đến các nhà đầu tư, nhà đồng sáng lập. Ông Nguyễn Anh Thi cũng khuyến khích các sinh viên nên tham gia các cuộc thi, sự kiện, diễn đàn liên quan đến khởi nghiệp.
“Khi tham gia thi, các bạn không chỉ khám phá bản thân, nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu mà còn học hỏi nhiều dự án, mô hình khởi nghiệp từ đối thủ. Các bạn còn có thể kết nối với các chuyên gia, những người có khả năng giải quyết vấn đề. Mọi sợi dây liên kết với nguồn vốn, cộng sự cũng nằm ở đấy”.
Không ai khẳng định mình có thể thành công ngay lần đầu khởi nghiệp, và con số về khởi nghiệp thất bại cũng gây hoang mang cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, người có đam mê vẫn nên thử.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo itp.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Gợi ý định hướng ngành nghề theo năng khiếu của bản thân
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 108
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công