Biên tập viên truyền hình
Tại Việt Nam có tới hơn 300 Đài truyền hình lớn nhỏ, hơn 800 đơn vị Tòa soạn… Là một thị trường truyền thông, báo chí năng động, phát triển. Mở ra rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành.
Và Biên tập viên truyền hình là một trong những công việc được nhiều người, nhiều bạn trẻ theo đuổi nhất trong lĩnh vực truyền thông, báo chí. Vậy BTV Truyền hình là công việc như thế nào mà lại có sức hút lớn như vậy. Hãy theo dõi tiếp trong bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa Biên tập viên truyền hình
Biên tập viên truyền hình là một lĩnh vực công việc trong ngành truyền thông, báo chí. Họ là những người Biên tập viên tác nghiệp tại các Đài truyền hình. Nhiệm vụ chính của họ là truyền tải tin tức đến với khán giả qua sóng truyền hình.
Khác với những loại hình Biên tập viên khác (Biên tập viên báo chí, Biên tập viên sách… ) - Những người chỉ chịu trách nhiệm biên tập thì một Biên tập viên truyền hình sẽ phải chịu trách nhiệm đối với cả bản tin, bao gồm cả việc lấy tin, biên tập và quay dựng.
Công việc của Biên tập viên truyền hình
Như đã trình bày ở phần trên, ta có thể phần nào hiểu được bản chất của Người biên tập viên chính là phóng viên. Chính vì vậy mà tính chất công việc của một Biên tập viên truyền hình sẽ có những điểm tương đồng nhất định với công việc của một người phóng viên.
Một Biên tập viên truyền hình thường sẽ chịu trách nhiệm với những công việc sau:
- Lên nội dung: Đây là công việc thuộc giai đoạn đầu tin của quá trình “Đưa tin”. Người BTV Truyền hình sẽ phải tìm kiếm, tổng hợp và chắt lọc các tin tức có trong ngày. Tùy theo từng mảng, từng chuyên mục mình phụ trách, mà người BTV sẽ lên nội dung xoay quanh chủ đề đó. (Thể thao, Tin trong nước, Tin nước ngoài, thời sự…)
- Biên tập: Sau quá trình tổng hợp, chọn lọc các tin tức quan trọng có trong ngày. Người BTV sẽ tiến hành biên tập các tin tức thành các bản tin theo những quy chuẩn chung: Chính xác, đúng nội dung, đúng mục đích, khối lượng vừa đủ… Và phải có hình ảnh hoặc video minh họa kèm theo.
- Quay dựng: Đây là giai đoạn “lên hình” - đưa tin tức đến với khán giả. Đối với một số bản tin nhất định sẽ phải tiến hành quay trực tiếp, đơn cử như các bản tin thời sự. Còn với những bản tin khác, đa phần sẽ quay trước khi phát sóng lên truyền hình.
Như chúng ta thường thấy trên truyền hình, mỗi chuyên mục, chương trình sẽ do từ một đến nhiều Biên tập viên phụ trách. Chính vì thế mà ngoài những công việc chủ yếu trên, người BTV truyền hình sẽ đảm nhiệm một vài công việc khác như:
- Cải tiến chuyên mục, chương trình để có thể tiếp cận và làm hài lòng đến nhiều khán giả hơn.
- kết hợp với biên tập phim hình ảnh, video để mang đến một bản tin hay và hấp dẫn nhất.
- Lên ý tưởng về các chương trình, chuyên mục mới. Giúp tăng tỷ suất người xem và tăng xếp hạng của Đài truyền hình...
Những tố chất cần có của Biên tập viên truyền hìn
Để một chương trình, một chuyên mục có thể tiếp cận đến nhiều khán giả, hay để chúng có thành công hay không thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người truyền tải - BTV truyền hình. Chính vì thế mà để trở thành một BTV giỏi giang, thành công thì người BTV cần phải sở hữu những tố chất, khả năng sau:
- Khả năng quản lý thời gian: Đối với phần lớn các bản tin, chuyên mục sẽ mang tính chất phát sóng tại một thời điểm nhất định mỗi ngày. Nên việc quản lý thời gian của người BTV sẽ là vô cùng cần thiết. Phải làm sao cho đến khi phát sóng, lên hình sẽ đưa đến được đầy đủ các tin tức mới, chính xác, chân thật có trong ngày trong một khoảng thời gian có hạn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình ghi hình, có thể sẽ có khả năng xảy ra các sự cố, nhất là đối với những chương trình phát sóng trực tiếp như chương trình thời sự. Chính vì thế mà người BTV cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp để dẫn dắt, giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng trình bày: Tính chất công việc của BTV chính là đưa tin. Do đó mà bất cứ người BTV nào cũng đều phải sở hữu kỹ năng trình bày thuần thục, trôi chảy, logic nhưng vẫn đảm bảo được nội dung và tính dễ hiểu.
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích về công việc Biên tập viên truyền hình. Giúp bạn hiểu được BTV truyền hình là gì, công việc của một BTV truyền hình, những tố chất cần có của BTV truyền hình. Và giải thích được tại sao công việc này lại thu hút được nhiều bạn trẻ như vậy.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4807
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1391
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 983
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1042
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3027
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1018
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2022
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4167
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2247
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2873
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công