Bức thư từ kẻ thất bại - 5 Lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất - Phần 4
Trong những phần trước, chúng ta đã đi qua 2 Lời khuyên đầu tiên về việc tham gia câu lạc bộ và tham gia những buổi workshop, hội thảo. Và trong bài viết này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và phân tích lời khuyên thứ ba nhé, đó chính là Hãy tham gia ít nhất một cuộc thi ngay khi còn là sinh viên năm nhất.
Những cuộc thi sinh viên
Một trong những “đặc trưng” của môi trường Đại học đó là các cuộc thi. Hằng năm ở mỗi trường Đại học sẽ có rất nhiều cuộc thi được tổ chức hướng đến đối tượng sinh viên với quy mô lớn nhỏ khác nhau: sinh viên trong nhà trường, sinh viên trên địa bàn thành phố hoặc trên khắp cả nước.
Các cuộc thi này có thể được tổ chức bởi chính các câu lạc bộ trong trường hoặc do đoàn trường, nhà trường phát động... Có những cuộc thi thường niên, đã diễn ra từ rất nhiều năm về trước, cũng có những cuộc thi mới, lần đầu tiên được tổ chức, phát động.
Cùng với sự hội nhập, phát triển của thời đại, chủ đề của các cuộc thi ngày càng đa dạng, phong phú và thiết thực, có ý nghĩa hơn nhiều so với trước đây. Từ cuộc thi học thuật như Marketing, Kiểm toán, Đầu tư… đến những cuộc thi nghệ thuật, hùng biện, thuyết trình…
Lợi ích khi tham gia những cuộc thi
Khi tham gia các cuộc thi, sinh viên sẽ có cơ hội nhận được các giải thưởng, phần quà từ Chương trình, Ban tổ chức. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh nhỏ bởi giá trị của các giải thưởng thường không cao, chỉ mang giá trị tinh thần so với sự chuẩn bị kỹ càng của các thí sinh khi tham gia dự thi.
Khi còn là sinh viên năm nhất, Kẻ thất bại rất e ngại, dè chừng, hắn chẳng đăng ký tham gia bất cứ một cuộc thi nào. Vậy nên hắn không hề có cơ hội để nhận ra rằng chính các cuộc thi không những là một sân chơi lành mạnh, bổ ích mà còn có thể mang đến rất nhiều lợi ích không ngờ tới.
Cơ hội trở thành thực tập sinh tại các tổ chức, doanh nghiệp
Đối với những cuộc thi được tổ chức bởi các câu lạc bộ, để có kinh phí chi trả cho các chi phí, họ sẽ tìm kiếm đến nguồn tài trợ. Thông qua việc tài trợ này, các doanh nghiệp sẽ coi đây là chi phí để tìm kiếm nguồn nhân lực tương lai cho tổ chức mình, họ thường sẽ mở ra một đến một vài cơ hội thực tập sinh tới những thí sinh có kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp lớn sẽ tự bỏ ra nguồn lực để tổ chức những cuộc thi học thuật - những sân chơi để tìm kiếm ra những ứng cử viên tương lai xuất sắc nhất cho vị trí thực tập sinh - cơ hội để trở thành nhân viên chính thức tại các tập đoàn này. Một ví dụ điển hình là Big 4 - 4 công ty kiểm toán hàng đầu đã có những cuộc thi học thuật thường niên để thu hút và tìm kiếm nhân tài.
- Deloitte: Deloitte Passport
- KPMG: The Future Accountant Contest (FAC); Auditing and Accounting Challenge
- PwC: The Audit Race; Hành trình Kiểm toán
- EY: Pathway to Strategic Business Leader; Challenge for Growth; Talented Auditor Cup; A&A Arena
Phát triển bản thân
Bên cạnh việc có cơ hội để trở thành thực tập sinh tại các tổ chức, tập đoàn; phát triển bản thân cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến các bạn sinh viên đăng ký tham dự các cuộc thi khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Những tiết học trên lớp - những bài giảng sẽ không bao giờ có thể cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ nhất. Chính vì thế, các bạn phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi để bổ sung cho mình những kiến thức, kỹ năng còn thiếu sót. Và việc tham gia các cuộc thi chính là một cơ hội để sinh viên có thể thực hiện điều này.
Là người ngoài cuộc, đứng ở vị trí quan sát, Kẻ thất bại nhận thấy rất rõ sự khác biệt ngay chính tại người bạn của mình vào thời điểm trước và sau khi dự thi một cuộc thi sinh viên. Nếu trước đây, người bạn ấy là một người khá rụt rè, ít nói thì sau khi dự thi chương trình, người đó trở nên mạnh dạn, tự tin, năng động, hoạt bát hơn hẳn, không còn là một người “mờ nhạt” như trước.
Mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết
Tham gia các cuộc thi không chỉ là cơ hội để sinh viên có thể thực hành, vận dụng những kiến thức đã học, mà còn là cơ hội để các bạn có thể trau dồi, mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân thông qua những buổi training, những chia sẻ đến từ ban cố vấn và từ chính những trải nghiệm của chính bản thân xuyên suốt cuộc thi.
Tạm kết
Bài học từ Kẻ thất bại hẳn là một bài học đáng giá mà chúng ta nên học hỏi, suy ngẫm. Giữa vùng an toàn của bản thân và vô vàn cơ hội phía trước, hãy cân nhắc thật kỹ và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Hãy bước ra vòng tròn ấy, một cách từ từ và chậm rãi, đơn giản nhất hãy đăng ký tham gia ngay một cuộc thi mà bạn cảm thấy hứng thú. Hướng nghiệp GPO chúc bạn thành công trên con đường phía trước. Và đừng quên đón chờ bài viết tiếp theo nhé.
Đọc thêm: Bức thư từ kẻ thất bại - Phần 1, Phần 2, Phần 3
Thùy Leah
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 12
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 11
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 15
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 29
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 79
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 56
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 203
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 88
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 58
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 67
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công