Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn thường nghe đến vị trí BA của một dự án nào đó nhưng lại không rõ về các công việc của vị trí này. Vậy BA là gì? Làm BA cần những kỹ năng gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin về công việc này qua bài viết dưới đây.
BA là gì?
BA là viết tắt của cụm từ Business Analyst, có nghĩa là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ - người làm “cầu nối” giữa khách hàng với doanh nghiệp. Trong các dự án, BA là người chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân tích nhu cầu của khách hàng, các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp và tiến hành tìm hiểu, đề xuất những giải pháp để giúp thiết kế và thực hiện các hệ thống kinh doanh mới phù hợp với mục tiêu đề ra.
Công việc chính của một BA
- Làm việc với khách hàng để ghi nhận yêu cầu, sau đó tiến hành khai thác yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, mô hình hóa các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.
- Chuyển giao thông tin và thảo luận về yêu cầu của khách hàng với team nội bộ và cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,... hay những team liên quan đến dự án mà chuyên viên đang phụ trách.
- Viết và quản lý sự thay đổi của Document. Theo thời gian, các document luôn có sự thay đổi và cần cập nhật lại. Do đó, các BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong document.
Những vị trí công việc của BA
Hiện nay BA được chia làm 3 vị trí công việc chính:
1. Management Analyst – Nhà phân tích quản lý
Hay còn được gọi là chuyên viên tư vấn quản lý - là người đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả dự án của tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.
2. Systems Analyst – Chuyên viên phân tích hệ thống
Là người sử dụng kỹ năng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin. Có thể nói họ như những tác nhân thay đổi, là những người xác định những cải tiến cần thiết của tổ chức, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống.
3. Data Analyst – Chuyên viên phân tích dữ liệu
Là người sẽ thu thập thông tin số và kết quả trên thị trường, thông thường những dữ liệu này sẽ ở dạng đồ thị và biểu đồ hoặc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu và báo cáo. Sau đó họ sẽ sử dụng các dữ liệu thu thập được để xác định xu hướng và tạo mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Những kỹ năng cần có để trở thành một BA
1. Kỹ năng giao tiếp
Với bản chất của công việc, các chuyên viên thường sẽ phải dành rất nhiều thời gian tương tác với khách hàng, người sử dụng, người quản lý và đội dự án phần mềm để trao đổi rõ ràng các chi tiết như yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu và kết quả thử nghiệm… Do vậy, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và khả năng giao tiếp bằng văn bản là hai kỹ năng thiết yếu đầu tiên đối với một BA.
2. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Để đạt được sự tôn trọng và tạo ra một cảm giác tự tin về CNTT cho người thực hiện nghiệp vụ cuối cùng đòi hỏi một BA cần phải có kiến thức về cả hai mảng kinh doanh và công nghệ. Do đó, các BA nên có những hiểu biết về các ứng dụng công nghệ thông tin, những kết quả có thể đạt được thông qua các nền tảng của CNTT và những công nghệ, phần mềm hỗ trợ nào đang được ứng dụng mới nhất…
3. Kỹ năng phân tích
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết của một BA. Để hoàn thành tốt công việc, BA cần có những phân tích đúng nhu cầu kinh doanh của khách hàng và truyền tải vào các ứng dụng một cách chính xác nhất. Mặt khác, công việc của BA cũng cần phải phân tích số liệu, tài liệu, các kết quả khảo sát, thử nghiệm để xác định quá trình xử lý và khắc phục các vấn đề trong kinh doanh.
4. Kỹ năng xử lý vấn đề
Khả năng xử lý vấn đề vấn luôn là kỹ năng cần thiết để tạo nên thành công của mọi nghề nghiệp. Như với hầu hết các vai trò trong ngành CNTT, công việc của BA cũng thường xuyên có sự thay đổi. Khi bắt đầu việc triển khai dự án, sẽ không ai biết trước những tác động sẽ xảy ra. Do vậy việc tìm ra các giải pháp phù hợp để nhanh chóng giải quyết vấn đề và tiến tới việc hoàn thành dự án là một trong những điều quan trọng của một BA.
5. Kỹ năng đưa ra quyết định
Là người tư vấn quản lý và cố vấn cho các Developer, các BA sẽ là người đưa ra các ý kiến, hướng xử lý đầu tiên của các vấn đề kinh doanh có liên quan và các quyết định phù hợp. Vì vậy, một chuyên viên cần có khả năng đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận thông tin vào từ các bên liên quan và chọn ra hướng xử lý hợp lý với tình hình các bên.
6. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Một BA như là cầu nối giữa các nhà phát triển và người sử dụng. Do vậy, để đạt được mục tiêu là mang lại lợi ích cho công ty và các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng đòi hỏi các chuyên viên phải có khả năng đàm phán và thuyết phục chuyên nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu một cách tối ưu nhất.
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về nghề BA. Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về công việc này đồng thời giúp bạn tìm được định hướng mới trên con đường sự nghiệp của mình.
Đọc thêm: Tìm hiểu về ngành Hệ thống thông tin quản lý.
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4218
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1275
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 885
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 940
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2737
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 905
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1789
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 3990
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2093
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2718
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công