Cả nể - Căn bệnh chung của đa số người Việt Nam
Đa số người Việt Nam chúng ta thường mắc chung một căn bệnh mang tên cả nể. Vậy “căn bệnh” này là gì? Nguyên nhân và tác hại của nó như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cả nể là gì?
Từ “Cả” ở đây có nghĩa là quá mức, quá thể; “Nể” nghĩa là nể nang, không dám đấu tranh, không dám từ chối. Tổng hợp lại thì “cả nể” được hiểu là nể nang một cách dễ dàng, một cách quá mức, bởi không dám đấu tranh trước người khác vì sợ làm phật lòng, phật ý họ. Trong cuốn sách “Câu chuyện về Triết học” của Will Durant có viết: Aristotle – một triết gia người Hy Lạp gọi cả nể là “tính cách của nô lệ”, ông coi cả nể là thể hiện thái độ phục tùng ý muốn của người khác vô điều kiện.
Người có tính cả nể thường không biết cách từ chối nên ai nhờ gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, cũng đồng ý dù trong thâm tâm không thực sự muốn thế. Thậm chí họ còn cố nhường nhịn, dành công sức để làm vừa lòng đối phương nên ít nhận được sự tôn trọng.
Nguyên nhân của “bệnh” cả nể
Bệnh cả nể bắt nguồn từ việc ngại nói thẳng, nói thật, sợ mất lòng bởi nỗi lo sợ nếu không giúp đỡ sẽ bị “để ý”, trù dập. Người cả nể thường rất để tâm đến lời nói của người khác, họ lo sợ những suy nghĩ, đánh giá không tốt của mọi người về bản thân nên thường cố gắng để làm vừa lòng mọi người dù thật tâm lại không muốn làm như vậy.
Người xưa có câu: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Nếu việc nhờ cậy giúp đỡ là không đúng và thấy được những việc sai làm trái của những người thân quen thì phải thẳng thắn phê bình để họ rút kinh nghiệm những lần sau, điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất không phải ai cũng làm được.
Hậu quả của căn bệnh cả nể
1. Người cả nể thường không tự tin vào bản thân, không kiểm soát được mình
Bởi vì sự cả nể, những người này thường không xác định được việc mình muốn làm, không tự tin với những điều mình làm bởi luôn bận lòng với những suy nghĩ của người khác. Họ không kiểm soát được những suy nghĩ của mình, không chủ động tìm được sự thoải mái cho bản thân, luôn phải chịu những cảm xúc khó chịu, bực tức, stress vì quá tải nhưng vẫn phải cố đè nén lại những cảm xúc đó để miễn cưỡng đáp ứng, chiều lòng đòi hỏi của người khác. Thậm chí việc đảm nhiệm quá nhiều việc, “sống hộ”, giải quyết những khó khăn của người khác còn khiến họ phải bỏ quên những vấn đề của mình trong cuộc sống.
2. Dễ bị lợi dụng, sai khiến
Người cả nể thường không ngần ngại chấp nhận hoặc không biết cách từ chối nên họ thường dễ bị lợi dụng và đánh giá thấp.
Có một câu chuyện triết lý về cậu bé và viên kẹo thế này: “Nếu mỗi ngày bạn đều vui vẻ cho một đứa trẻ ăn kẹo, đứa trẻ ấy sẽ rất đón chờ bạn và có vẻ yêu bạn. Hằng ngày, nó đều cười tươi khi trông thấy bạn và đến nhận kẹo. Nhưng đến một ngày bạn hết kẹo và chẳng còn gì cho nó nữa, nó sẽ đối xử với bạn rất khác. Có thể nó gào lên bảo bạn keo kiệt, xấu xa hoặc đi khắp nơi nói xấu bạn”
Câu chuyện triết lý muốn chỉ ra rằng: khi bạn càng hy sinh nhiều vì người khác, không màng đến lợi lộc hoặc những gì sẽ nhận lại được, nếu là những người hiểu chuyện, họ sẽ trân trọng bạn. Nhưng nếu là người không biết điều, họ sẽ chẳng quan tâm đến những gì bạn làm cho họ, những tình cảm hay công sức của bạn vì họ vẫn thường nghĩ đó là bổn phận, trách nhiệm của bạn. Sau cùng, những người đó sẽ chỉ nhớ đến lần bạn từ chối họ. Khi đó, họ sẽ “trở mặt” và bỏ rơi bạn bởi cho rằng bạn không còn khả năng đáp ứng cho những đòi hỏi, yêu cầu của họ nữa.
3. Xuất hiện hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Văn hóa “đi cửa sau” hẳn đã không còn xa lạ và một phần trong những nguyên nhân tạo nên văn hóa này xuất phát từ căn “bệnh” cả nể của mọi người. Đặc biệt là trong công việc, những người cả nể thường ngại từ chối và sợ bị tai tiếng nên họ sẽ tìm những cách giải quyết tuy không đúng với quy chuẩn chung nhưng lại làm vừa lòng người khác đó là việc chấp nhận những lời nhờ vả của người quen hoặc những người có cấp bậc cao hơn…
Tạm kết
“Bệnh” cả nể được coi là một thói quen không tốt. Nhiều người tuy nhận thức được điều này nhưng bản thân họ lại không tìm được cách để khắc phục nó. Ở bài viết sau, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về giải pháp để cải thiện tính cả nể này. Hãy cùng đón đọc nhé!
Đọc thêm:
>> Giải pháp khắc phục “bệnh” cả nể - Phần 1
>> Giải pháp khắc phục “bệnh” cả nể - Phần 2
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 268
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công