Cách mạng 4.0 - Thách thức kinh doanh mới
Thế giới phát triển đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng một lần nữa điển hình là cuộc cách mạng 4.0 và điều này đòi hỏi tất cả chúng ta cần phải chuẩn bị các phương án để thích nghi với sự thay đổi này. Bạn hãy cùng hướng nghiệp Career.gpo.vn tìm hiểu các thông tin và câu trả lời dưới đây nhé:
Cuộc cách mạng lần thứ 4 - Góc nhìn từ chuyên gia
Trên ảnh từ trái sang phải là: Chủ tịch toàn cầu của KPMG Bill Thomas, Chủ tịch Tổ chức Lao động Quốc tế Guy Ryder, Tổng thư ký Liên đoàn toàn cầu UNI Global Union Christy Hoffman, và CEO Insider, Inc. Henry Blodget thảo luận đào tạo lực lượng lao động cho tương lai tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế Giới 2019 tại Davos, Thụy Sĩ.
● CEO của Insider, Inc. Henry Blodget đã dẫn một cuộc hội thảo tại cuộc họp thường niên của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos với tiêu đề "Học hỏi hôm nay vì nghề nghiệp trong tương lai".
● Hội thảo gồm có các nhà quản trị, chủ tịch công đoàn và một nhà học giả nổi tiếng, họ đã tranh luận về quy mô sự tham gia của các khu vực công và khu vực tư nhân trong việc giúp đỡ người lao động trong thời đại mà Diễn đàn Kinh tế thế giới đặt tên là "Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư".
● Cuộc hội thảo đã đi tới kết luận rằng cuộc chuyển đổi trong công nghiệp nên truyền cảm hứng cho hành động chứ không phải là sự tuyệt vọng.Tất cả các thành viên của hội thảo đều cho rằng đây là thời điểm phát triển các chương trình giáo dục nghề nghiệp cho các nhân viên hiện tại và để nắm bắt xa hơn những giải pháp thay thế cho giáo dục đại học 4 năm.
Ảnh hưởng của Của cuộc cách mạng lần thứ 4
Thế giới phát triển đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng một lần nữa, điều này có nghĩa là người lao động, chính phủ và các tập đoàn phải thích nghi để họ không bị bỏ lại phía sau. Nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab cho rằng những thay đổi như tự động hoá nhờ vào công nghệ AI đang diễn ra ở một quy mô và tốc độ chứng minh cho cái tên "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Trong khi tầng lớp tinh hoa dễ cảm thấy hy vọng quanh sự thay đổi có vẻ giúp cho việc kinh doanh của họ có hiệu quả và năng suất hơn nhưng những người lao động trung bình cảm thấy lo lắng khi liên tục nghe rằng robot sẽ thay thế hàng triệu công việc. Một phần gây nên sự sợ hãi này là bởi vẫn còn nhiều điều chưa thể dự đoán trước được. Có rất nhiều dự đoán được đưa ra nhưng kết quả cuối cùng thì không ai biết chính xác là nghề nghiệp nào sẽ lỗi thời trong 10 năm tới và nghề nghiệp mới nào sẽ xuất hiện.
Sau khi phỏng vấn 33.000 người trên khắp thế giới, công ty truyền thông toàn cầu Edelman đã đưa ra kết quả rằng 59% nhân viên lo lắng về việc không được đào tạo hay không có các kỹ năng cần thiết để có được một công việc lương cao và 55% lo lắng rằng tự động hóa và các công nghệ khác sẽ khiến nghề nghiệp của họ lỗi thời.
Giải pháp đối mặt thích nghi với sự thay đổi của cuộc Các mạng lần thứ 4
Với hy vọng tìm ra một số giải pháp làm nhẹ đi nỗi sợ này, Henry Blodget, nhà đồng sáng lập và CEO của Insider, Inc. - công ty mẹ của Business Insider đã có một cuộc thảo luận với những chủ tịch công đoàn, nhà quản lý hàng đầu và một học giả nổi tiếng ở hội nghị thường niên của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos, Thụy Sĩ.
Hội thảo của Henry Blodget, “Học hỏi ngày hôm nay vì nghề nghiệp tương lai” có sự có mặt của:
● Adam Grant, tác giả bestseller và giáo sư tại Wharton School của Đại Học Pennsylvania
● Christy Hoffman, Tổng thư ký của Liên đoàn toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ - UNI Global Union
● Julie Gebauer, trưởng bộ phận vốn nhân lực và phúc lợi tại công ty tư vấn bảo hiểm Willis Towers Watson có trụ sở tại Anh Quốc
● Bill Thomas, chủ tịch toàn cầu của nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có trụ sở tại Hà Lan KPMG.
● Guy Ryder, chủ tịch của cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO).
Họ thảo luận những phương thức thực hiện và phạm vi trách nhiệm của các khu vực tư nhân và công, cũng như những người lao động, tất cả các thành viên của hội thảo đều đồng quan điểm rằng: "Để thành công trong sự chuyển đổi toàn cầu này, đào tạo nghề nghiệp phải là một sự cam kết suốt đời và không nên chỉ đặt trách nhiệm vào người lao động". Những người tham gia trong cuộc hội thảo đồng ý rằng đây là thời điểm để hành động, không phải để bỏ cuộc. “Chúng ta đã từng chứng kiến những sự chuyển đổi như thế này trước đây, và chúng ta đã thắng cuộc”, Blodget nói.
Chúng tôi đã tổng hợp những điểm quan trọng từ cuộc thảo luận, để tìm ra làm thế nào để thành công trong cuộc chuyển đổi này.
Giáo sư Wharton School - Adam Grant nói rằng chúng ta nên "lo lắng nhưng không hoảng loạn" và câu trả lời của chúng ta nên là việc đào tạo nội bộ cần được thực hiện nghiêm túc.
Grant nói rằng lịch sử đang lặp lại: các công việc bị thay thế và những cái mới sẽ được tạo ra. Đối với ông, một thế giới giả thuyết nơi mà tất cả mọi người lấy một tấm bằng đại học trước khi gia nhập vào lực lượng lao động sẽ không đi đến một giải pháp. Trong khi ông nhận ra giá trị của sự giáo dục kỹ lưỡng như là cơ sở cho những nghề nghiệp nhất định - ông không nói rằng chúng ta thay thế điều đó cho tất cả mọi người, cuộc chuyển đổi của hiện đại yêu cầu sự tập trung vào các kỹ năng.
Ông nói trong một cuộc thảo luận với công ty kính mắt Warby Parker đã chỉ cho ông làm thế nào để thực hiện điều đó tốt nhất. Khi vị giám đốc công nghệ gặp khó khăn trong việc tìm một kỹ sư phần mềm do thị trường việc làm đông đúc với những công ty công nghệ lớn, trợ lý của ông nói rằng cô ta có thể đưa ra một cách giải quyết cho vấn đề lập trình mà ông ấy đang phải đối mặt. Sau đó ông ấy quyết định rằng họ sẽ đào tạo cho trợ lý để đảm nhiệm luôn vị trí kỹ sư đó. Grant nói rằng vị Giám Đốc Công Nghệ đã tiếp tục đào tạo nội bộ sau khi lần thứ nhất thành công.
"Nếu tôi đang điều hành một công ty, điều đầu tiên tôi sẽ làm đó là tôi sẽ lên một danh sách những kỹ năng mà tôi không thể tìm về từ bên ngoài", Grant nói. "Tôi sẽ viết một bản mô tả công việc và sẽ đào tạo trong nội bộ. Tôi sẽ cho các nhân viên của tôi đăng ký để đào tạo họ và cho họ làm việc”.
Tổng thư ký Liên đoàn toàn cầu UNI Global Union Christy Hoffman nói rằng chúng ta cần giải pháp từ ba phía bao gồm công đoàn, doanh nghiệp và chính phủ.
Tổ chức của Hoffman đại diện cho 20 triệu người lao động trong ngành công nghiệp dịch vụ và cô ấy nói rằng trong khi các tập đoàn đã nhận ra sự cần thiết để đào tạo nội bộ, một vài nhân viên không được đào tạo sẽ có thể bị bỏ lại phía sau.
"Sẽ có một số người bị thay thế", cô ấy nói, vì thế giải pháp được xác định thông qua sự hợp tác của các công đoàn với các nhà hoạch định chính sách và nhà tuyển dụng "đảm bảo rằng khi mọi người định hướng được sự thay đổi, sẽ có sự hỗ trợ cho việc đào tạo lại kỹ năng một cách phù hợp".
Cô ấy công nhận rằng các công đoàn ở Mỹ vẫn còn yếu nhưng khẳng định rằng sự thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đàm phán những gì họ cần được đào tạo và họ sẽ được đào tạo như thế nào.
Chủ tịch Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Guy Ryder nói rằng cần phải có một "quyền được học tập suốt đời".
Trong một báo cáo mới, ILO kêu gọi một "sự công nhận về quyền chung của tất cả mọi người đối với việc học suốt đời và sự thành lập một hệ thống học suốt đời hiệu quả". Theo đó, các quốc gia nên nhận biết cách mà lực lượng lao động đang phát triển trong thế giới hiện đại, việc học không thể kết thúc sau trung học phổ thông hay đại học.
Ryder nói, đây là lúc để tập trung vào việc điều gì sẽ phát huy hiệu quả hơn là việc chìm đắm vào những ước tính số liệu về những nghề nghiệp biến mất hoặc hành vi như thể sẽ không có một công việc nào còn tồn tại trong tương lai. Đối với ông, điều đó có nghĩa là các quốc gia và các công ty nghiêm túc xem xét các chương trình học việc mới, có thể làm mẫu tại các quốc gia thành công giống như là Thụy Điển và Đức, lợi nhuận trung bình sẽ quay về việc đầu tư.
Ở Thụy Sĩ, ví dụ, một thanh niên ghi danh vào một chương trình học việc từ 3 đến 4 năm, trong khi đồng thời hoàn thành việc học ở trường của họ, khi kết thúc sẽ nhận được một chứng chỉ được công nhận trên toàn quốc gia và một việc làm từ nhà tài trợ của họ. Để điều này phát huy hiệu quả ở các quốc gia khác, chính quyền phải thiết lập khuôn khổ và các công ty phải tuân thủ theo các quy tắc và chuẩn mực.
"Nó sẽ có hiệu quả và sẽ cực kỳ có hiệu quả", Ryder nói. Trưởng bộ phận nhân sự và phúc lợi của Willis Towers Watson, Julie Gebauer nói có những kỹ năng không thể thay thế bằng sự tự động hoá và đó là một sự thật quan trọng cần phải biết.
Gebauer nói rằng trong khi tự động hoá đang trở thành tâm điểm bàn luận của cuộc chuyển đổi lớn này, có "những kỹ năng của con người sẽ quan trọng không ngờ trong tương lai". Kỹ năng tương tác với mọi người, khả năng tương tác với khách hàng, bệnh nhân. Còn có kỹ năng toàn cầu - có thể làm việc hầu như với những người từ tất cả các nền văn hoá khác nhau". Cô cũng lưu ý rằng chúng ta cần phải nhớ những sự thay đổi này không diễn ra xa rời mọi người và khách hàng cũng là một phần của sự cân bằng. Ví dụ, với những nghề nghiệp như là trợ giúp sức khoẻ tại nhà, yếu tố con người quan trọng ngang với sự hoạt động của máy móc. Gebauer nói rằng cô tin rằng trách nhiệm nên được đặt lên những người sử dụng lao động trong việc đào tạo phù hợp cho nhân viên để giữ chân người lao động.
Cần xem việc đầu tư vào đào tạo nội bộ là một lợi thế cạnh tranh
Chủ tịch toàn cầu KPMG Bill Thomas nói rằng các công ty cần xem việc đầu tư vào đào tạo nội bộ là một lợi thế cạnh tranh.
Thomas nói rằng 25 năm trước, gần như toàn bộ số đơn xin việc của họ là ngành kế toán, nhưng ngày nay chỉ có chưa đến một nửa. "Và nếu bạn nghĩ về sự phát triển của lực lượng lao động đang đi về đâu, dù đó là nhu cầu của khách hàng, dù đó là công nhận trí tuệ nhân tạo - sự thật của vấn đề là tôi sẽ không chờ đợi câu trả lời của chính phủ," ông nói. “Tôi có một đội ngũ xuất sắc hiểu về tổ chức, hiểu về giá trị, họ hiểu chúng tôi đại diện cho cái gì, hiểu chúng tôi quan tâm vì điều gì và sự đầu tư chúng tôi có thể dành để đào tạo lại các kỹ năng cho họ hơn nhiều so với việc bắt đầu từ con số không”.
Ông nói lực lượng lao động 225,000 người của ông có tới 75% là thế hệ Y và KPMG đã thích nghi với yêu cầu hợp nhất mục đích và những sáng kiến đa dạng. Ông coi khả năng ngày càng tăng của đào tạo nội bộ là không thể thiếu mà một công ty cần phải có được thì mới có thể đi đến một tương lai thành công. Điều này cũng giúp cho KPMG trở nên hấp dẫn hơn so với các đối thủ của họ.
Trên đây là những thông tin tập hợp từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos, Thụy Sĩ, bạn hãy theo dõi hướng nghiệp Career.gpo.vn thường xuyên để cùng cập nhật tin, thảo luận, cập nhật các thông tin về nghề nghiệp, thách thức nghề trong thời đại mới nhé.
Tìm hiểu thêm:
>>Virus Corona đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
>>Làm cách nào để vượt qua thời dịch Covid-19
>>Kinh doanh online - Ý tưởng kinh doanh độc đáo thời 4.0
Vân Trang
Biên tập và dịch Theo Business Insider
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 86
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 82
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 219
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 208
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 327
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 470
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công