Virus Corona đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Bạn không phải là người Trung Quốc. Khách hàng của bạn cũng không phải là người Trung Quốc. Vì vậy, virus Corona không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay doanh nghiệp của bạn? Điều đó là tất nhiên hay chúng ta đang cố gắng nghĩ theo hướng tích cực này? Nhưng dù nghĩ thế nào thì có một sự thật rằng dường như Corona làm mọi thứ chạm vào nó đều bị “bệnh”, kể cả những doanh nghiệp nhỏ.
Tình hình thế giới
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 2.178.149 trường hợp, trong đó 145.329 ca tử vong. Mỹ và Tây Ban Nha là hai nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới hiện nay. Điều này nghe thật kinh khủng. Corona virus vẫn còn là một ẩn số. Nó không đơn thuần là một dạng cúm theo chu kỳ mà nguy hiểm hơn nhiều. Bởi tốc độ virus lây lan nhanh cùng tỷ lệ tử vong lớn, nó phá hủy hệ hô hấp và đặc biệt nguy hiểm với người già, trẻ nhỏ hay những ai đã có bệnh lý nền. Vì vậy, đây là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu trong thời điểm hiện tại.
Tình hình Covid-19 trên thế giới
Virus SARS-CoV-2 xuất phát từ Trung Quốc và thế giới ghi nhận đã có 210 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm SARS-CoV-2 (Theo cập nhật của Worldometers). Điều này làm dấy lên hiện tượng “phân biệt đối xử đối với người Trung Quốc, thậm chí là người châu Á”. Một ví dụ điển hình ở Pháp, từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp bùng lên, không chỉ người Trung Quốc mà cả người Việt Nam, Philippines, Lào, Cam Bốt, Hàn Quốc, Nhật Bản... bất ngờ chịu thái độ kỳ thị, xua đuổi. Có thể nói: “Virus kỳ thị người châu Á lây lan nhanh hơn Virus Corona”.
Tuy nhiên, bạn phải hiểu một điều rằng: Corona sẽ không vì bạn là người da trắng hay da màu, còn trẻ hay đã già mà loại trừ bạn. Chỉ cần bạn từng ở trong ổ dịch hoặc vùng dịch, thì khả năng bạn bị lây nhiễm là hoàn toàn có thể.
Mỹ đang thực hiện biện pháp ngăn chặn những người ngoại quốc vào quốc gia của họ nếu những người này đã đến Trung Quốc trong 14 ngày qua và ai tới vùng dịch, khi trở về đều bị cách ly. Nhiều quốc gia khác cũng áp dụng nhiều chính sách như hạn chế đi lại, đảm bảo giãn cách khi giao tiếp nơi công cộng. Các hãng hàng không thì cắt giảm chuyến bay hay thậm chí đóng của sân bay.
COVID-19 ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Tất cả những biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch Covid 19 đều có thể ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp. Một câu hỏi đơn giản: “Nhân viên của bạn có phải đi công tác không?” Thậm chí nếu như nơi họ đến không phải vùng dịch thì máy bay và sân bay vẫn chật ních những người tới từ mọi quốc gia trên Trái đất, nhất là khi đó lại là những sân bay Quốc tế.
Virus SARS-CoV-2 là bệnh lây nhiễm từ người sang người, vì vậy những nơi đông người như sân bay là nơi dễ lây nhiễm virus nhất. Vậy nhân viên của bạn có sẳn sàng, tự nguyện đi công tác ở những khu vực nhiễm bệnh không?
Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế thế giới
Hoặc rằng, bạn có sử dụng sản phẩm từ Trung Quốc? Bạn có đặt nhà máy hay làm việc trực tiếp ở nơi có dịch? Hay bạn có sử dụng nhân viên tại các địa điểm đấy? Nếu bạn nhìn vào chuỗi cung ứng của mình, bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều rằng bạn có nhiều mối liên hệ với các khu vực bị ảnh hưởng hơn bạn nghĩ. Và quan trọng hơn, ngay cả khi bạn không có mối liên hệ nào thì virus cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp của bạn theo những cách mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp – thủy sản, nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn, ban đầu là ở thị trường Trung Quốc, sau đó là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU và ASEAN.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy và ngành xây dựng sụt giảm do bất động sản gặp khó khăn.
Ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là ngành du lịch. Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch nên nhu cầu du lịch sụt giảm mạnh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như có một nhân viên của bạn đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh?
Hiện tại không có bất cứ điều luật nào bảo vệ cho một người khỏe mạnh và tự nguyện đi đến một khu vực bị ảnh hưởng dịch SARS-COV-2.
Như thế có nghĩa rằng khi một nhân viên tự nguyện đi tới khu vực được gọi là ổ dịch, dù vì bất kỳ lý do gì mà sau đó nhận kết quả dương tính với Covid-19 thì nhân viên đấy không có quyền phản ứng với bất cứ ai hay tổ chức nào.
Chặn dịch ở sân bay
Còn về phía doanh nghiệp, khi nhân viên đi công tác đến vùng dịch, sau đó mẫu bệnh phẩm của họ dương tính với Corona, thì trong trường hợp này, dẫu bạn có sa thải người nhân viên đó, thì cũng không vi phạm bất kỳ điều luật nào. Nhưng còn về tình, thì bạn không nên làm việc đó, nhất là trong giai đoạn, khó khăn như hiện nay.
Nhân viên có thể từ chối đi công tác đến vùng bị ảnh hưởng không?
Trong bối cảnh các nước trên thế giới đều thắt chặt việc giao lưu, đi lại trong nước hay giữa những quốc gia và vùng lãnh thổ thì quả thực, rất khó khăn để một nhân viên có thể đi công tác tới vùng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid. Nhưng nếu bạn có lý do chính đáng theo khung cho phép của Thu tướng chính phủ, thì bạn quyền bắt buộc một nhân viên đi và sa thải nếu như họ từ chối không?
Theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam thì người lao động có quyền "được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động". (Điểm b, Khoảng 1, điều 5, Bộ luật Lao động 2019). Như vậy người lao động Việt Nam có quyền từ chối và được pháp luật bảo vệ trước yêu cầu của cấp trên khi phải tới công tác ở vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ảnh hưởng Covid-19 đến doanh nghiệp
Trong trường hợp nhân viên bạn chấp nhận thực hiện chuyến công tác này hoặc mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề an toàn lao động thì khi đó, bạn cần đề cập tới một nguyên tắc khác, đó là: “Nguyên tắc đạo đức”.
Nếu như Chính phủ nói rằng không nên đi, bạn không nên ép buộc nhân viên của mình. Hãy cố gắng đợi cho đến khi các cơ quan nhà nước và cơ sở y tế kiểm soát được tình hình.
Đừng phân biệt đối xử với bất cứ ai.
Chính những người Việt Nam học tập và làm việc ở các nước Châu Âu đang rất khổ sở vì phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Bạn nghĩ sao nếu người thân của bạn nằm trong số đó? Sự phân biệt đối xử chỉ mang tới xung đột và tổn thương trong khi thế giới lại đang cần sự chung tay để thực hiện một cuộc chiến lớn hơn: “Cuộc chiến chống lại Covid-19”.
Chung tay bảo vệ thế giới khỏi Corona
Hơn nữa, chúng ta không thể biết được ai đó đã bị nhiễm bệnh hay không bằng cách nhìn vào họ. Màu da, ngôn ngữ hay trang phục không xác định được ai đó có nguy cơ nhiễm virus hay không. Chúng ta chỉ có thể thận trọng, làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế: đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách sau khi tiếp xúc, đứng cách 2m mỗi khi cần giao tiếp... và nhất là đừng tin cũng đừng đưa ra những quyết định cực đoan vì sợ hãi.
Hãy cùng nhau tin tưởng rằng không một ai muốn bị nhiễm bệnh, không một ai muốn bản thân trở thành nguồn lây lan virus. Và Việt Nam cùng thế giới, sẽ nhanh chóng đẩy lui bệnh dịch, chúng ta sẽ nhanh chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt như trước kia.
Quỳnh MSC
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 108
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công