Cách RMIT chuyển đổi số trải nghiệm dạy và học
Theo Giáo sư Rick Bennett (ĐH RMIT) trải nghiệm sinh viên là quan trọng nhất, sau đó là phương pháp sư phạm, rồi đến công nghệ nhằm đáp ứng trải nghiệm sinh viên. Những chia sẻ của Giáo sư Rick Bennett, Giám đốc cấp cao phụ trách đào tạo và sinh viên tại Đại học RMIT nằm trong toạ đàm "Học trực tuyến - Xu hướng tất yếu của tương lai", ngày 9/9. Ngay bây giờ hãy cập nhật thông tin này trong bài viết sau đây của Hướng nghiệp GPO.
3 câu hỏi trước khi giảng dạy trên nền tảng trực tuyến
Từng có kinh nghiệm giảng dạy các lớp học trực tuyến hơn 20 năm qua, Giáo sư Rick Bennett tin rằng có một số điều quan trọng cần cân nhắc đối với việc học trực tuyến và nâng cao kỹ thuật số trong giáo dục. Tại RMIT Việt Nam, trường luôn cân nhắc 3 câu hỏi trước khi tiến hành giảng dạy trên nền tảng trực tuyến hay kỹ thuật số, đó là "tại sao dạy trực tuyến", "làm những gì" và "làm như thế nào".
Trong bối cảnh không lường trước được của đại dịch, câu hỏi "tại sao?" đã biến học trực tuyến từ một trong số nhiều lựa chọn trở thành một yêu cầu tất yếu.
Giáo sư Rick Bennett, Giám đốc cấp cao phụ trách đào tạo và sinh viên tại Đại học RMIT.
Với câu hỏi "làm những gì?", Giáo sư Rick Bennett cho biết, nguyên tắc vàng mà ông có thể đưa ra là học online rất khác so với học trực tiếp. Hiện nay nhiều phương pháp mới đã được hệ thống hóa và giáo viên nên làm quen với những phương pháp này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không có một giải pháp nào phù hợp cho mọi vấn đề. Giáo viên nên thử nhiều cách khác nhau và rút kinh nghiệm từ đó để chia sẻ với đồng nghiệp.
Cuối cùng là "làm như thế nào?". Câu hỏi này liên quan tới công nghệ dùng để giảng dạy trực tuyến. Giáo sư cho rằng trải nghiệm sinh viên phải là mối quan tâm đầu tiên, sau đó là phương pháp sư phạm, rồi mới đến công nghệ nhằm đáp ứng trải nghiệm sinh viên và nội dung giảng dạy.
Nhìn lại quá trình thích ứng với học trực tuyến, giáo sư khẳng định kế hoạch của RMIT diễn ra như mong đợi do sinh viên và cán bộ giảng viên của trường đã có sẵn nhiều nền tảng kỹ thuật số và kỹ năng cần thiết. Ông cũng nhấn mạnh cần thay đổi quan niệm học và giảng dạy trực tuyến là phương án dự phòng. "Sự thật là giáo dục trực tiếp và giáo dục trực tuyến bình đẳng vì cả hai đều mang lại lợi ích rất lớn khi được thực hiện tốt", ông nói.
Kế hoạch học trực tuyến của RMIT diễn ra như mong đợi do sinh viên và cán bộ giảng viên của trường đã có sẵn nhiều nền tảng kỹ thuật số và kỹ năng cần thiết.
Sinh viên RMIT nhanh chóng thích ứng với học online
Cũng trong toạ đàm "Học trực tuyến - Xu hướng tất yếu của tương lai", tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT, chia sẻ về trải nghiệm sinh viên của trường khi chuyển sang học online trong bối cảnh đại dịch. Theo Tiến sĩ, việc chuyển đổi sang hình thức giảng dạy trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng của nhà trường đã mang lại nhiều ấn tượng cho sinh viên. Các bạn nhận thấy ít có gián đoạn trong quá trình học tập, thậm chí có bạn còn chia sẻ họ thích học online vì dễ sắp xếp hơn do không mất thời gian đi lại và được học tại nhà một cách thoải mái.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT .
Tiến sĩ Thăng Long cũng chỉ ra 4 điểm giúp sinh viên RMIT dễ dàng hòa nhập với việc học online. Đầu tiên là công cụ và nội dung giảng dạy. Giảng viên của trường không đơn giản chỉnh sửa tài liệu bằng PowerPoint và lồng ghép vào bài giảng trực tuyến mà còn ứng dụng các công cụ giảng bài (Microsoft Teams, Collaborate Ultra) và nền tảng học online Canvas hỗ trợ sinh viên theo dõi nhiều hành trình học tập một cách tích cực. Thậm chí nhiều bạn sử dụng đa nền tảng trong cùng một lớp như Collaborate Ultra để nghe bài giảng, Miro để đóng góp ý kiến với cả lớp, và Microsoft Teams để thảo luận trong các nhóm nhỏ hơn.
Điểm thứ hai là nhà trường cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Ví dụ, trước khi vào học kỳ thì các bạn đã được định hướng phương pháp học tập online, hướng dẫn sử dụng các công cụ và, tài nguyên số.
Về mặt giảng viên, toàn bộ cán bộ giảng viên nỗ lực trò chuyện, hỏi thăm để hỗ trợ các bạn học trực tuyến và hòa nhập với cộng đồng trường tốt hơn, làm giảm cảm giác thấy cô đơn khi học online.
Thứ tư là lắng nghe những phản hồi của sinh viên về quá trình chuyển đổi, về những gì đã làm tốt hoặc cần cải thiện, và điều chỉnh chương trình học cho phù hợp. Thầy cô cũng không ngừng phản hồi cho sinh viên về kết quả học tập của các em. "Chúng tôi có phản hồi theo tuần, theo từng bài tập và luôn sẵn sàng gặp mặt trực tuyến riêng với từng em để trao đổi trực tiếp về quá trình học của các bạn và hỗ trợ thêm", tiến sĩ Thăng Long cho hay.
Những phương pháp đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên
RMIT có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên. Đặc biệt, khi học trực tuyến thì trường tập trung nhiều hơn vào các phương pháp đánh giá dựa trên số liệu thống kê từ nền tảng trực tuyến.
Trong suốt học kỳ, nhà trường dùng công cụ phân tích trên nền tảng học trực tuyến Canvas để có những dữ liệu hữu ích cho việc nâng cao mức độ hài lòng của người học. Ví dụ, nhà trường có thể biết sinh viên đăng nhập vào phần mềm học tập Canvas khi nào, các em truy cập những phần hay mục gì, tải xuống hay đọc tài liệu ra sao, và các em tham gia vào cuộc thảo luận trực tuyến như thế nào, thời gian online như thế nào.
Dựa trên số liệu thống kê như vậy, trường có được góc nhìn rõ ràng hơn về việc các em tích cực học tập và đã hoàn thành những mô-đun học như thế nào.
Không chỉ dựa trên số liệu thống kê, giảng viên còn quan sát, trực tiếp đóng góp và phản hồi ý kiến trên lớp học online. Việc đánh giá trên lớp học và các số liệu thống kê giúp giảng viên có sự điều chỉnh hợp lý nội dung và hỗ trợ sinh viên tốt hơn.
Giảng viên quan sát và phản hồi trực tiếp trên lớp học online.
Với mục thực hành thì RMIT cũng có các phương pháp đánh giá khả năng thông qua các dự án thực tế, case study cụ thể với những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. Do đó sinh viên dù học online nhưng việc thực hành lúc nào cũng bám sát với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
"Chúng tôi cũng khảo sát sinh viên xuyên suốt học kỳ - theo từng 4 tuần, 6 tuần, 12 tuần. Kết quả khảo sát giúp chúng tôi có sự điều phối hợp lý các mô-đun học, dựa vào đó thực hiện những thay đổi cần thiết để việc đánh giá sinh viên sẽ tốt hơn trong học kỳ tiếp theo", tiến sĩ Thăng Long chia sẻ.
Cả giáo sư Bennett và tiến sĩ Thăng Long đều nhấn mạnh rằng, khi dạy học trực tuyến, trường đưa tất cả dịch vụ hỗ trợ lên trực tuyến, như thư viện số và dịch vụ hỗ trợ học tập trực tuyến, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý, kết nối với doanh nghiệp, hướng nghiệp, cũng như tất cả hoạt động xã hội của sinh viên - từ thể dục thể thao đến câu lạc bộ.
"Tôi cho rằng khi một trường đại học hoặc phổ thông chuyển sang học trực tuyến vì bất kỳ lý do gì, thì ngôi trường đó sẽ cần đáp ứng mọi nhu cầu của người học theo cách trực tuyến - cả về học thuật và phát triển con người", giáo sư Bennett nhận định.
Tại sự kiện, tiến sĩ Thăng Long cũng đề cập đến 5 xu hướng chính của học trực tuyến. Đầu tiên là học kết hợp trò chơi. Tiếp đến là thực tế ảo tăng cường - sử dụng hình ảnh 360 độ, tăng cường đồ họa và giao diện giúp các sinh viên có thể khám phá. Xu hướng thứ ba là Microlearning - hình thức đào tạo theo kiểu chia nhỏ nội dung. Hình thức này có đặc tính là linh hoạt, học mọi lúc, mọi nơi.
Xu hướng tiếp theo là Adaptive learning - Học tập thích ứng. Việc sử dụng một nội dung cho tất cả mọi người sẽ không nhiều nữa. Đa phần sau này, các tài liệu, hoạt động, dự án và bài tập được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi sinh viên. RMIT cũng thường áp dụng hình thức này bằng cách lắng nghe nhu cầu của từng bạn sinh viên, từ đó có chương trình học phù hợp đối với mỗi đối tượng. Xu hướng tiếp theo mà tiến sĩ nhắc đến là học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
"Mỗi hình thức đều có cái hay riêng. Do đó, vì sao chúng ta không tận dụng cái hay của từng hình thức để làm cho việc học tập trở nên phong phú, đa dạng hơn? Từ đó, các trường có thể đảm bảo việc chuyển đổi số trong giáo dục trở nên nhanh chóng hơn", tiến sĩ Thăng Long chia sẻ.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Lại Hằng
Theo vnexpress.net
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Trường Đại học châu Á vươn lên thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới
Dự đoán tương lai của ngành giáo dục
Top 10 Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng SCImago 2021
CHÍNH THỨC: Hà Nội giảm 50% học phí năm học 2021 - 2022, lùi thời gian học trực tuyến
Xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 54
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 49
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 73
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 87
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 203
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công