Dự đoán tương lai của ngành giáo dục
Hội nghị thượng đỉnh Giáo dục quốc tế diễn ra tại thành phố London, Anh quốc vào cuối tháng 7 vừa rồi dưới hình thức trực tuyến quy tụ những đại diện tiêu biểu nhất của ngành. Ngay bây giờ hãy cập nhật thông tin này trong bài viết sau đây của Hướng nghiệp GPO.
Số lượng người tham dự Hội nghị lên tới 10.000 người bao gồm các giáo viên, diễn giả, lãnh đạo, đại diện học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.
Với dự định thiết lập môi trường đào tạo và giáo dục toàn cầu tăng gấp ba lần quy mô vào năm 2030, cùng sự bùng nổ của giáo dục gắn liền công nghệ (EdTech) trước đại dịch COVID, sự kiện tập trung vào việc khám phá tương lai của ngành giáo dục. Dưới đây là một số dự đoán của các chuyên gia tham dự Hội nghị.
Seth Godin, tác giả của 20 cuốn sách bán chạy nhất, Người sáng lập altMBA và Hội thảo Akimbo, các hội thảo trực tuyến độc lập:
Trò chơi điện tử ứng dụng hoá (Gamification) sẽ tiếp tục gia tăng vai trò đối với tương lai của ngành giáo dục
Gamification không có gì mới lạ, đây là cách để lồng ghép nội dung giáo dục thông qua định dạng trò chơi và đã được sử dụng trong nhiều năm. Gamification là công cụ đắc lực tạo nên sự đổi mới, làm phong phú thêm cho việc thu nạp kiến thức.
Toán học là những vòng lặp về quy tắc, cơ bản chỉ là số học. Để làm phong phú thêm việc học, tại sao không dạy trẻ em chơi bài poker? Thông qua trò chơi, trẻ em sẽ được dạy dỗ rất nhiều kỹ năng, chẳng hạn như việc ra quyết định, quan sát,… Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc phát triển.”
Salman Khan, nhà giáo dục và là người sáng lập Học viện Khan, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh cung cấp nền tảng giáo dục miễn phí:
Các bài giảng với nội dung chuẩn bị sẵn sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng
Chẳng bao lâu nữa, để vận hành một tiết học, giáo viên cần đến sự tương tác giữa người với người. Cho dù là học trực tuyến hay trực tiếp, các cuộc đối thoại, tương tác, tự học, chơi trò chơi mô phỏng,… sẽ trở nên hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Việc học tập từ xa trong thời kỳ đại dịch đã dạy mọi người rằng không nên chỉ đứng đó và giảng giải trong một giờ đồng hồ. Bạn cần tạo nên động lực, cổ vũ tinh thần cho học sinh và tạo nên càng nhiều tương tác càng tốt.”
Stephen M. R. Covey, tác giả cuốn sách Tốc Độ Niềm Tin, bán chạy nhất của Thời báo New York. Ông là cựu Giám đốc điều hành của Trung tâm Lãnh đạo Covey, dưới sự quản lý của ông, Trung tâm đã trở thành công ty phát triển năng lực lãnh đạo lớn nhất trên thế giới:
Chúng ta có 5 thay đổi mang tính tác động
- Thứ nhất, công nghệ.
- Thứ hai, bản chất của công việc, thiên về dịch vụ và cộng tác nhiều hơn.
- Thứ ba, tính chất của nơi làm việc. Hiện chúng ta đã quen với kiểu làm việc tại nhà, làm việc tại bất kỳ đâu hoặc kết hợp công việc.
- Thứ tư, bản chất của lực lượng lao động đa dạng hơn nhiều so với bất kỳ thế hệ nào trước đây;
- Và cuối cùng, sự sàng lọc tự nhiên.
Chúng ta đã đi từ nhiều lựa chọn cho đến lựa chọn vô hạn. Với tất cả những thay đổi này, chúng ta cần phải thay đổi nếu muốn duy trì sự hiệu quả.”
Roger James Hamilton, nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành của Genius Group, một tập đoàn trị giá hàng triệu đô la bao gồm GeniusU, Genius Institute và Genius School. GeniusU là một nền tảng giáo dục công nghệ cung cấp lộ trình học tập cho hơn 1,8 triệu sinh viên và hiện có hơn 1000 sinh viên mới tham gia mỗi ngày:
Giáo dục sẽ phát triển theo kiểu cá nhân hóa và tư duy học tập suốt đời sẽ trở thành tiêu chuẩn
Nền giáo dục vào năm 2030 sẽ như thế nào là câu hỏi trị giá 10 nghìn tỷ đô la. Năm xu hướng khác nhau mà chúng ta cần theo dõi để chuẩn bị cho thế hệ giáo dục tiếp theo. Đầu tiên là khái niệm Giáo dục 5.0. Đây sẽ là cuộc cách mạng, khi việc học không đơn thuần là ngồi nhìn màn hình máy tính.
Thứ hai là phát hiện ra các kết nối học tập mới sẽ khiến các cơ sở học tập hiện nay phải thay đổi tư duy và cách thức vận hành, giống như những gì Mạng xã hội đang làm.
Thứ ba, Vũ trụ kỹ thuật số (metaverse) sẽ tiếp quản những gì chúng ta hiện có từ internet hiện nay và chuyển giao việc học tập. Thứ tư, ý tưởng về ‘siêu nhân’. Tôi dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới, một số công ty hàng đầu trên thế giới sẽ có CEO là trí thông minh nhân tạo chứ không phải con người, bằng cách xử lý dữ liệu, các quyết định được đưa ra sẽ thông minh hơn nhiều so với con người.
Cuối cùng, sẽ là cuộc cách mạng giáo dục, khi tất cả những thứ trên kết hợp lại với nhau. Cũng giống như cách chúng ta nhìn lại 500 năm về trước và nói về thời kỳ phục hưng, chúng ta sẽ nói về một thời kỳ phục hưng mới trong 10 năm tới. Chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi lớn đối với năng lượng tái tạo, du hành vũ trụ và các khai phá mới mẻ khác”.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
QUỐC THẮNG
Theo Fenews
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội theo kết quả đánh giá năng lực
Chàng thủ khoa chuẩn 'con nhà người ta' của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Làm thế nào để đảm bảo cơ hội trúng tuyển nguyện vọng đại học 2021
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2021
Phần mềm mở ra tương lai của học trực tuyến
Trường Đại học châu Á vươn lên thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 150
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 211
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 266
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 194
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 245
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công