[CG - Chí Trung] Nghề diễn viên
Diễn viên là ai?
Theo anh Chí Trung, mỗi thời kỳ thì lại định hướng diễn viên ở một dạng. Trước đây, diễn viên là một sự ham thích của bản năng nhưng giờ đây đó là sự hướng nghiệp nhiều khi còn là sự mưu sinh - những điều này phụ thuộc vào trạng thái của người muốn vào nghề. Bản thân nghề diễn kịch là nghề tái tạo cuộc sống, đưa tầm tri thức và tầm nhân văn vào để nâng cuộc sống lên mang chức năng giáo dục làm cuộc sống tốt lên.
Làm nghề này là cần phải có khát vọng lớn, khát vọng muốn được vinh quang, muốn khẳng định mình trước mọi người, tìm kiếm sự nổi tiếng nhưng đâu phải ai cũng theo được. Anh cũng nhấn mạnh, điều kiện cần của nghề là phải “đói”, điều kiện đủ là phải có những tố chất trong người và còn cộng cả sự may mắn nữa.
Công việc hàng ngày của một diễn viên bắt đầu từ nhà hát, bao gồm tập và diễn. Diễn viên là một trong những nghề “trâu ngựa” nhất. Vào thời kì dựng vở và tập vở, họ tập từ 8 giờ sáng cho đến 11 giờ trưa, nghỉ một chút họ lại tập đến 4 giờ chiều và buổi tối lại lao vào tập liên tục trong cả tháng để ra một vở diễn ra một sản phẩm - sản phẩm văn hóa. “Sản phẩm” có được công nhận thì mới được nâng lên thành “tác phẩm”.
Diễn viên có nhiều thể loại công việc cụ thể như diễn viên điện ảnh, diễn viên truyền hình và diễn viên sân khấu. Dễ nhất là diễn viên truyền hình - không biết diễn thì họ cũng có thể diễn rất bình thường. Đúng nghĩa là một diễn viên giỏi thì cần tổng hòa những kỹ năng giữa điện ảnh và truyền hình. Diễn viên sân khấu đòi hỏi khi diễn phải sống từng giây phút với khán giả và những phút thăng hoa tuyệt đỉnh nhưng cũng có lúc thất bại nặng nề vì luồng điện trong khán phòng rất lớn.
>>Mô tả công việc của nghề diễn viên
Yếu tố cần có ở một diễn viên
Một người diễn viên không nhất thiết cần kiến thức về Toán, Lý, Hóa nhưng cần kiến thức về xã hội nhiều, phải có tầm quan sát rộng. Là người tái tạo cuộc sống, bạn phải nâng cuộc sống lên và phải có những dự báo, đặt những chủ thể của bạn vào trong những thông tin xã hội để có thể thuyết phục được người xem hoặc người nghe. Bên cạnh ánh đèn hào quang, ánh đèn lóa mắt của sân khấu, nhiều diễn viên không nhìn thấy được ở dưới khán giả là ai? Khán giả ở dưới có rất nhiều bậc hiền giả, người trí thức, người có tuổi, rất nhiều người giỏi, họ đọc sách hàng ngày trong khi diễn viên có những người 20 năm không cầm quyển sách nào, không trau dồi kiến thức xã hội trong khi yêu cầu của một người diễn viên luôn luôn phải cập nhật thông tin, kiến thức. Khi người diễn viên tự nâng cao kiến thức, vượt trên cả khán giả thì về góc độ nào đó bạn là người thầy trong suy nghĩ của khán giả. Nhưng bi kịch hiện nay là, một số diễn viên đang ở mức “dưới” khán giả - một phần nguyên nhân làm sân khấu mất khách. Lý do vì bạn đang chạy theo nhu cầu thấp của khán giả mà không chạy theo nhu cầu cao của họ. Khi diễn, người diễn viên phải toát ra sự thông thái hơn, phải làm cho khán giả cảm nhận rằng bạn dường như thông minh hơn họ. Để tạo ra một diễn viên giỏi thì ngoài các kỹ năng nghề thì cần một “trí thức” nhất định, tầm quan sát, hiểu biết sâu rộng, phải hiểu được tâm lý khán giả.
Cơ hội thăng tiến trong nghề diễn viên như thế nào ?
Có rất nhiều con đường để trở thành người nổi tiếng. Có những nghệ sĩ có con đường đi của họ mà không cần trau dồi kỹ năng nhiều, có sự may mắn, một thể hình dài, đôi mắt đẹp có khả năng biết diễn những cái mà xã hội cần. Nhưng nếu họ có thêm một tâm hồn nhạy cảm để diễn theo tất cả những gì đạo diễn yêu cầu thì họ sẽ không thể trở thành một diễn viên toàn tài. Do thị hiếu của khán giả mà diễn viên cần biết mình ở đâu, có vị trí như nào trong lòng khán giả để yên tâm và sống với nghề.
Liệu nổi tiếng có đi cùng với thu nhập trong nghề diễn viên ?
Sự nổi tiếng không đồng nghĩa với thu nhập cao nhưng cũng không vì thế mà nói rằng bạn không có được thu nhập. Trong một chừng mực nhất định, ở một hoàn cảnh nhất định của một sản phẩm nhất định, bạn sẽ có thu nhập nhờ thương hiệu của bạn mang lại.
Kinh nghiệm trong nghề được biểu hiện như thế nào?
Câu nói “Sống lâu lên lão làng” không đúng với nghề diễn viên. Diễn viên cần có tố chất và giỏi thực sự, ngay từ lúc trẻ họ đã khẳng định được bản thân không cần đợi đến lúc già mới khẳng định. Cộng với các yếu tố tài năng, may mắn thì họ sẽ càng ngày càng vĩ đại hơn.
Thời gian làm việc của diễn viên như thế nào ?
Diễn viên không phải là một nghề công chức. Nghề diễn có lúc bận túi bụi có lúc rảnh rỗi. Tối người ta được nghỉ thì mình phải đi diễn hay có những lúc phải đi công tác xuyên đất nước cả tháng.
Nỗi vất vả của diễn viên
Thời gian làm việc bất thường, lương không cao khiến họ phải đi làm thêm ngoài. Họ phải đóng quảng cáo, lồng tiếng,... Cũng có những người lấy thương hiệu làm kinh doanh nhưng nếu không đặt tâm vào thì thường thất bại. Đằng sau sự nổi tiếng của diễn viên là một quá trình trau dồi, cố gắng vất vả. Phải yêu nghề lắm thì mới có thể tồn tại được với nghề. Anh Chí Trung cũng không ngần ngại chia sẻ rằng nếu có quay trở lại lựa chọn, anh sẽ không chọn nghề diễn viên. Thực ra anh không chọn nghề mà do nghề chọn anh. Nghề diễn viên khắc nghiệt quá. Cái nhìn nhận của xã hội chưa đề cao nghề diễn viên, đãi ngộ cũng chưa được tốt. Khi vinh quang thì được mọi người biết đến nhưng đâu ai để ý đến những đêm lặng thầm làm thêm những việc khác để sống, để nuôi con cái. Anh đã phải vượt qua bao khó khăn, bằng những nỗ lực, chắt lọc tích lũy từng kinh nghiệm cuộc sống mà nghề vẫn chọn anh, và đưa anh trở thành một diễn viên có chút tên tuổi, một nhà lãnh đạo quản lý nhà hát để giúp cho các em khác phát triển.
Lời khuyên của anh Chí Trung tới bạn trẻ
“Mới vào nghề các em cần chấp nhận sự nghèo khổ nhất thời của nghề. Nếu các em tìm kiếm sự vinh quang ngay mà không có thực lực và đặc biệt không có sự may mắn thì em sẽ không đạt được điều gì cả. Không nhất thiết các em phải trở thành ai đó, không nhất thiết ngay sau khi học xong đại học em phải trở thành kỹ sư, bác sĩ, diễn viên nổi tiếng... mà hãy trở thành chính các em. Nghề diễn viên rất khắc nghiệt nhưng khi hết lòng với nghề thì nghề không phụ mình”.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1914
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4810
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2960
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2096
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2210
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công