[CG - Đào Quang Bính] Nghề nhà báo
Ông Đào Quang Bính - Tổng biên tập Thời Báo Kinh Doanh, người đã có cả cuộc đời gắn liền và đi theo nghề báo, sẽ chia sẻ với bạn đọc toàn bộ chặng đường làm báo với kinh nghiệm của mình.
Nhà báo là ai?
Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của nhà báo là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi phút và mỗi giây.
Nghề nhà báo trong thời đại bùng nổ thông tin và phương tiện truyền thông hiện nay đang có những thay đổi rất lớn so với nghề nhà báo truyền thống (báo viết). Nhà báo thời đại ngày nay là một nhà truyền thông chuyên nghiệp, đa phương tiện. Qua các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo chí Internet), nhà báo phát đi những thông tin mới nhất liên tục trong ngày.
Vai trò của nhà báo
Nhà báo đóng vai trò quyết định về chất lượng thông tin và uy tín đối với độc giả. Báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; Là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội; Là diễn đàn của nhân dân. Ngày nay, Từ góc nhìn hiện đại, các loại hình báo chí (báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo ảnh, báo điện tử, hãng thông tấn) được coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng.
Một số nghề nghiệp trong nghề báo
Phóng viên
Đây là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim... làm nên các tác phẩm báo chí trong các cơ quan báo chí khác nhau.
Phóng viên xây dựng đề cương, thực hiện viết tin bài theo sự phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập, chịu trách nhiệm về bài viết của mình cũng như tổ chức đội ngũ cộng tác viên chuyên viết bài cho báo.
Phóng viên làm việc tại các phòng ban chuyên môn nhất định tại toà soạn: Phóng viên ban kinh tế, ban văn xã, ban khoa học, ban pháp luật v.v. tuỳ thuộc vào nội dung, đường lối của riêng mỗi tờ báo. Họ phải có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình gắn bó để tìm hiểu và viết bài.
Phóng viên thường trú
Đây là đại diện có thẩm quyền trong thời gian nhất định của toà soạn báo, đài phát thanh, hãng truyền hình, hãng thông tấn tại một địa bàn trong hay ngoài nước để theo dõi, phản ánh kịp thời những thông tin, sự kiện, vấn đề xảy ra tại địa bàn đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nơi mình tới thường trú, phóng viên thường trú còn phải đặc biệt am hiểu địa phương đó (nếu là phóng viên thường trú trong nước) hoặc am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá, lịch sử, pháp luật quốc tế, pháp luật nhà nước của nước đó (nếu là phóng viên thường trú nước ngoài).
Phóng viên ảnh
Phụ trách vấn đề ảnh minh hoạ trong các cơ quan báo chí. Phóng viên ảnh được đào tạo về nghiệp vụ báo chí và có chuyên môn kỹ thuật ảnh để có thể chụp được những bức ảnh đẹp và giàu thông tin báo chí.
Biên tập viên
Biên tập viên là những nhà báo làm nhiệm vụ biên tập, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin, bài của phóng viên và cộng tác viên.
Biên tập viên khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài... theo định hướng, kế hoạch của đơn vị: Nhận xét, biên tập nâng cao chất lượng và chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo; Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật, theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất; Tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.
Công việc của biên tập viên thường tĩnh hơn phóng viên. Họ dành nhiều thời gian ở tòa soạn hơn. Tuy nhiên, xu hướng khá phổ biến hiện nay là biên tập viên cũng trực tiếp đi viết bài, lấy tin. Ở một số tờ báo, không có sự phân biệt rõ ràng giữa công việc của biên tập viên và phóng viên.
Thư kí tòa soạn
Được coi là cánh tay phải của tổng biên tập, chỉ đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Đó là nguời có nghiệp vụ báo chí giỏi, dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm chính trị, có khả năng thẩm định thông tin, đánh giá tin bài, ảnh về mặt thời sự, chính trị, hiệu quả... Bên cạnh đó, họ đồng thời phải nắm rõ quy trình ra báo, thông hiểu cả lỗi kỹ thuật in, làm ma két, sửa chữa và đính chính các lỗi trên mặt báo. Thư ký tòa soạn dành chủ yếu thời gian tại tòa soạn, nhận tin bài từ các phòng, ban trong tòa soạn và hệ thống cộng tác viên của mình gửi về. Công việc của thư ký tòa soạn thường rất bận rộn, áp lực nặng nề, đặc biệt với những báo ra hàng ngày.
Tổng biên tập
Đây là người đứng đầu cơ quan báo chí, trực tiếp lãnh đạo tổ chức và giáo dục tập thể toà soạn, củng cố khối đoàn kết nội bộ, xây dựng mối quan hệ tốt với độc giả. Tổng biên tập chịu trách nhiệm chính về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện của tờ báo. Tổng biên tập do cơ quan chủ quản trực tiếp bổ nhiệm bằng văn bản pháp lý.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết của nhà báo
Hiện nay, ai ai cũng có thể làm báo (làm báo nghiệp dư) thông qua mạng xã hội. Nhưng để làm một nhà báo chuyên nghiệp, đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Trước hết là những kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên ngành mà bạn được phân công theo dõi và viết bài. Nhà báo chuyên nghiệp phải là những người am hiểu như chuyên gia về các chuyên ngành của mình viết. Nhà báo chuyên nghiệp cũng cần nhiều kỹ năng, trước hết là khả năng ngôn ngữ và kỹ năng diễn đạt.
Sau đó là những kỹ năng đặc thù của nghề báo hiện đại: Chụp ảnh, quay phim, xử lý thông tin,...
Trong môi trường giao lưu quốc tế rộng rãi hiện nay, ngoại ngữ và tin học cần cho tất cả các ngành nghề trong xã hội. Với nghề báo, yếu tố này đặc biệt quan trọng. Nghề báo đặc biệt cần ngoại ngữ, vì đây là phương tiện tốt nhất để nhà báo thu lượm và xử lý thông tin phong phú hơn.
Nhà báo rất cần đề cao đạo đức nghề nghiệp, vì thông tin do báo chí cung cấp có tác động rất lớn đến độc giả, tức toàn xã hội. Nhà báo có trách nhiệm đưa thông tin nhằm mang lại tác động tích cực đến sự phát triển lành mạnh của đất nước, xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhà báo ít nhiều bị tác động bởi sức mạnh của đồng tiền. Vấn đề giữa chỉ tiêu, lợi nhuận và đạo đức là một cuộc giằng co không bao giờ có lời kết. Nhà báo phải tỉnh táo trước tình thế này. Rõ ràng lợi nhuận rất quan trọng, nhưng có một cái còn quan trọng hơn: Đó chính là đạo đức. Đáng buồn là nhiều nhà báo vì lợi ích cá nhân, vì bị cám dỗ của đồng tiền đã đánh mất mình, giật tít, xúc phạm, bôi nhọ, viết sai sự thật... Mặc dù vậy vẫn có hàng nghìn nhà báo không ngại khó, không ngại khổ, xông pha vào nơi nguy hiểm đem thông tin về cho độc giả, vạch trần các thủ đoạn xấu xa của tội phạm hay các việc phi đạo đức.
Môi trường làm việc của nhà báo
Môi trường làm việc của nhà báo rất đa dạng: Trong các tòa soạn báo in (báo truyền thông), truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử. Ngoài ra, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhà báo còn là những nhà truyền thông cho các tập đoàn kinh tế, v.v.
Thu nhập của nhà báo
Mức thu nhập thuộc hàng trên trung bình của xã hội, hiện dao động từ 5 đến 10 triệu.
Mức lương trung bình tháng cho người mới vào nghề khoảng 5-6 triệu đồng.
Người có kinh nghiệm lâu hơn thì trung bình khoảng 8 đến 9 triệu.
Ngoài ra, nếu các bạn có năng lực và giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là báo hình) thì các bạn sẽ trở nên nổi tiếng và thu nhập thì khó mà đo đếm chính xác được.
Cơ hội việc làm của nhà báo
Cơ hội làm việc trong nghề báo rất rộng mở. Hầu hết nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí như thông tấn xã, các toà soạn báo in hay các đài phát thanh, truyền hình tại Trung ương và địa phương. Ngoài ra, họ cũng công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí như Vụ Báo chí; Các ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ, quận uỷ, huyện uỷ; Cục Báo chí; Các Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố; Các phòng Văn hoá Thông tin quận, huyện.
Với chuyên môn báo chí, bạn còn có thể làm việc tại các phòng Thông tin - báo chí của các cơ quan, các bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty truyền thông hay các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tuỳ viên báo chí ở các Đại sứ quán trong và ngoài nước v.v. Bạn cũng có thể trở thành nhà báo tự do (tức là không phụ thuộc vào bất kì một cơ quan tổ chức nào ngoài chính bản thân bạn). Đây là mô hình rất phát triển ở phương Tây.
Nghề báo không phải chỉ có sự vất vả, khắc nghiệt, mà nó còn đem lại cho người làm báo có những trải nghiệm mới và những cái “được” không phải nghề nào cũng có. Cái được lớn nhất là được đi nhiều, biết nhiều, tiếp xúc nhiều, mối quan hệ rộng, từ đó hiểu biết xã hội được nâng cao. Và tuy vất vả, nhọc nhằn và nhiều hiểm nguy, nhưng những người làm báo còn rất nhiều niềm vui, hạnh phúc và vinh quang.
Hiện có nhiều giải thưởng để vinh danh những đóng góp tích cực của nhà báo cả trong nước lẫn quốc tế. Tại Việt Nam, giải thưởng được nhiều nhà báo mong muốn nhất chính là giải Báo chí Quốc gia. Hàng năm, những người làm báo cả nước gửi tác phẩm tham dự giải báo chí toàn quốc (trước kia) và giải báo chí quốc gia như là một kỳ “sát hạch” để những người cùng nghề đánh giá chất lượng và sức lan tỏa, tác động xã hội của mỗi tác phẩm. Đặc biệt với lĩnh vực báo in, để đoạt Giải Báo chí quốc gia là cuộc đấu đầy khó khăn bởi năm nào tác phẩm dự giải cũng chiếm số lượng rất lớn. Quốc tế có giải Pulitzer - một trong những giải thưởng danh giá nhất của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là báo chí và văn học. Quan trọng nhất đối với nhà báo đó là luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ của bạn đọc, đồng nghiệp và của các cấp, các ngành, các đồng chí lãnh đạo tỉnh.
Khó khăn, thách thức trong nghề
Trong bối cảnh báo chí đang chuyển dịch theo hướng đa phương tiện tích hợp nhiều loại hình báo chí, đòi hỏi người làm báo phải trở nên đa năng hơn, nhạy bén hơn. Người làm báo giỏi không chỉ chuyên sâu về một loại hình báo chí nhất định mà còn phải biết tích hợp các loại hình báo chí khác nhau. Sử dụng thành thạo các phương tiện, kĩ thuật đó cũng chính là thách thức lớn trong nghề.
Nhà báo làm việc vất vả dưới sức ép căng thẳng của công việc và thời hạn, đặc biệt là ở các đài truyền hình. Họ phải đi nhiều, liên tục chạy theo các sự kiện mới. Nếu ở lĩnh vực báo in, nhà báo làm việc tương đối độc lập thì ở lĩnh vực truyền hình, nhà báo thường làm việc theo nhóm gồm phóng viên, quay phim v.v. Trong không ít trường hợp, nghề báo khá nguy hiểm, đặc biệt với những phóng viên thuộc mảng điều tra kinh tế, tệ nạn xã hội, phóng viên chiến trường v.v.
Mỗi chuyến đi, phóng viên đều có những suy tính, dự định từ trước, nhưng nhiều khi không chủ động được thời gian, hiệu quả công việc. Có những lúc phóng viên đã hẹn trước cơ sở để phỏng vấn nhưng xuống đến nơi vì nhiều lý do khác nhau (có người kêu bận việc đột xuất, có người lấy lý do vì sai thời gian đã hẹn trước, có cả trường hợp không tiếp...) lại không gặp được người cung cấp thông tin. Lúc này, bài viết coi như phải làm lại hoặc chuyển địa điểm khác. Rồi khi mọi người được nghỉ ngơi cũng là lúc phóng viên bắt tay vào viết, truyền tin, bài về tòa soạn để bộ phận biên tập kịp thời chỉnh sửa, đăng báo. Sau khi hoàn thành bài viết, phóng viên lại tiếp tục bắt tay cho việc khai thác tin, bài và lập kế hoạch cho những số báo sau.
Đặc biệt vào dịp cuối năm, phóng viên tất bật với những kế hoạch viết báo đăng các số thường kỳ, đồng thời còn phải triển khai bài viết cho các số báo Xuân... Những ngày cuối năm hay những dịp diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh luôn là “vòng quay” gấp gáp của các phóng viên, những người sức khỏe không tốt ốm, ngất là chuyện có thể xảy ra...
Có lẽ do đi nhiều, tìm hiểu nhiều, nhà báo thường có vốn kiến thức rất phong phú, quan hệ xã hội rộng và đa dạng.
Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn theo nghề báo
Nghề báo lắm vinh quang, thú vị, được đi đây đi đó và gặp những người thú vị. Tuy nhiên, nghề báo cũng lắm gian truân. Để sống và phát triển được với nghề cần xác định rõ tư tưởng, xác định rõ những khó khăn thách thức và cơ hội thăng tiến để chinh phục và vượt qua.
- Trích trong "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4574
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 987
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2923
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 954
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2793
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1949
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3863
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1884
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công